Khi bắt đầu hẹn hò với chồng tương lai, Michelle Lim (32 tuổi) coi việc có con là bước đi tiếp theo của mình. “Tôi đã nghĩ đến việc có con sau 2-3 năm kết hôn, nhưng dần dà tôi bắt đầu đặt câu hỏi, việc có con có thực sự cần thiết hay không" - nữ nhân viên trong lĩnh vực công của Singapore cho biết. Khi sự nghiệp ngày càng thăng tiến, Lim và chồng quyết định dành thêm 5 năm nữa để sinh con, nhưng rồi cô nhận ra cả 2 gần như không mấy quan tâm đến trẻ con, dù đã đủ khả năng tài chính. Sau gần 10 năm chung sống, họ vẫn thống nhất về việc không có con. “Điều tồi tệ là khi bạn có con nhưng không thể dành 100% tâm huyết cho việc nuôi dạy đứa trẻ đó” - Lim nói và trích dẫn những trường hợp cha mẹ bỏ bê con cái.

Câu chuyện của Taylor Schenker hay Michelle Lim không còn mới trong xã hội ngày nay khi ngày càng nhiều người không còn muốn trở thành cha mẹ. Trong một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) năm 2023 với khoảng 10.000 người Mỹ, 56% không muốn sinh con - tăng 7% so với 37% vào năm 2018. Nghiên cứu của Pew được đưa ra khi tỉ lệ sinh ở Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Na Uy và Hy Lạp giảm sâu vì phụ nữ trì hoãn việc sinh con. Một cuộc khảo sát năm 2021 do Phòng Dân số và Nhân tài Singapore cho thấy, 92% số người đã kết hôn muốn có 2 con trở lên. Trên thực tế, khoảng một nửa (51%), có 1 con hoặc không có con. Tại Hàn Quốc, tỉ lệ sinh năm 2024 được dự tính sẽ giảm còn 0,68 trên 1 phụ nữ. Thậm chí, tại Nhật Bản, trợ lý của Thủ tướng Fumio Kishida cảnh báo nước này sẽ “biến mất” nếu tình hình không được cải thiện.

leftcenterrightdel
 Nhiều phụ nữ sợ sinh con vì lo rằng không đủ khả năng nuôi con cũng như cân bằng giữa công việc - gia đình - con cái - Nguồn ảnh: CNA

Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều người ngại sinh con là chi phí chăm sóc trẻ quá cao. Hôm 21/2, một báo cáo được Viện Nghiên cứu dân số YuWa tại Bắc Kinh công bố cho thấy: chi phí trung bình để nuôi 1 đứa trẻ cho đến 18 tuổi ở Trung Quốc là 538.000 nhân dân tệ (78.000 USD) - cao gấp hơn 6,3 lần GDP bình quân đầu người. Con số này cao hơn 4,11 lần ở Mỹ và 4,26 lần ở Nhật Bản. Tại Úc, chi phí nuôi 1 đứa trẻ cao gấp 2,08 lần GDP trung bình mỗi người. Trung Quốc chỉ đứng sau Hàn Quốc - quốc gia có chi phí nuôi con đắt đỏ nhất thế giới - cao gấp 7,79 GDP bình quân đầu người.

Báo cáo cũng đề cập đến chi phí cơ hội, chủ yếu do các bà mẹ gánh chịu, liên quan đến việc sinh con. Từ năm 2010-2018, thời gian hằng tuần mà phụ huynh dành để giúp làm bài tập về nhà cho trẻ ở độ tuổi tiểu học đã tăng từ 3,67 giờ lên 5,88 giờ.

"Các bà mẹ có xu hướng bị mất thời gian làm việc được trả lương và thời gian rảnh rỗi do phải nuôi con. Vì những lý do như chi phí sinh con cao và phụ nữ gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa gia đình và công việc, mức sẵn lòng sinh sản trung bình của người dân Hàn Quốc, Trung Quốc… gần như thấp nhất trên thế giới” - tiến sĩ Liang Jianzhang - một doanh nhân nổi tiếng và đồng thời là giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh - nói.

Lijia Zhang - một nhà văn đang viết cuốn sách về sự thay đổi thái độ của phụ nữ Trung Quốc đối với hôn nhân và làm mẹ - nói: “Nhiều phụ nữ thành thị và có học thức không còn coi việc làm mẹ là bước đi cần thiết trong cuộc sống hay là yếu tố cần thiết để có được hạnh phúc nữa”. 

Theo phụ nữ TPHCM