leftcenterrightdel
Tùy vào tác nhân gây ngộ độc, dấu hiệu nôn trớ hay đi ngoài nổi bật hơn. Ảnh:Desprecopii

Thời tiết chuyển mùa, hệ miễn dịch của trẻ em còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ mắc bệnh qua đường tiêu hoá. Nhiều loại vi khuẩn gây nên tình trạng này như độc tố có tụ cầu vàng, E.coli, vi khuẩn tả, Salmonela, Rotavirus…

Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố trong đồ ăn là nguyên nhân chính gây bệnh cho trẻ. Do vậy, cha mẹ nên biết các dấu hiệu, biểu hiện, cũng như cách chăm sóc và biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống đúng cách cho trẻ.

Biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống ở trẻ

Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ em thường có một số dấu hiệu dưới đây :

  • Buồn nôn: Sau khi ăn thức ăn nhiễm khuẩn, độc, trẻ có thể buồn nôn, nôn ngay sau vài phút, vài giờ hoặc lâu hơn.
  • Đau bụng, đi ngoài: Trẻ đi ngoài nhiều lần, dạng lỏng nước, có thể có lẫn máu.
  • Sốt: Một số trường hợp trẻ ngộ độc có thể có sốt cao nhiệt độ trên 38 độ C.

Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ một giờ tới 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhi còn đau bụng dữ dội, đau quặn từng cơn sau đó đi ngoài tiêu chảy. Triệu chứng đau quặn xảy ra trước khi đi ngoài. Tùy vào tác nhân gây ngộ độc, dấu hiệu nôn trớ hay đi ngoài nổi bật hơn.

leftcenterrightdel
Tình trạng sốt, đi ngoài phân nhày máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây nên tổn thương ruột. Ảnh:Shutterstock. 

Các trẻ bị nôn nhiều và đau bụng nếu nguyên nhân độc tố gây nên. Nếu nguyên nhân từ vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn. Tình trạng này khiến rối loạn mất nước và điện giải, đặc biệt là trẻ em. Tình trạng sốt, đi ngoài phân nhày máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây nên tổn thương ruột.

Cách chăm sóc tại nhà cho bé

Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, phụ huynh chăm sóc đúng cách giúp tình trạng bệnh của trẻ nhanh giảm và sức khỏe sớm bình phục trở lại.

Bạn đặt trẻ nằm, đầu nghiêng sang một bên để tránh tình trạng hít sặc. Bù nước và chất điện giải bị mất do nôn trớ.

Cha mẹ thay đổi chế độ ăn cho bé giúp con phục hồi nhanh hơn. Trẻ còn bú mẹ thì cho bú ít nhưng chia làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau tầm 30 phút đến một giờ.

Trẻ lớn hơn cho ăn cháo, uống nước bù điện giải oresol. Tình trạng nôn trớ vẫn xảy, bạn tạm ngưng ăn trong một giờ sau đó cho ăn lại với lượng ăn ít hơn từng ngụm hoặc từng thìa. Khi trẻ ổn định, cha mẹ cho ăn trở lại bình thường. Thức ăn nên dễ tiêu hóa như cháo, cơm mềm, bánh mì, súp nghiền…

Cha mẹ cũng cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên, dịch nôn trớ, phân và nước tiểu của trẻ. Nếu có dấu hiệu nặng như nôn nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả xanh, không uống hoặc bỏ bú, mệt, sốt cao, phân có máu… trẻ cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Làm gì để phòng tránh?

Cha mẹ cần lưu ý việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt trong vấn đề ăn uống, giữ gìn vệ sinh thực phẩm.

Bạn nên chọn thức ăn đã được nấu chín, bảo quản cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, tránh vi khuẩn xâm nhập vào nhiều. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn.

Trong bảo quản thức ăn, bạn cần chú ý hạn sử dụng của thức ăn, không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín. Khi chế biến thức ăn, đối với rau củ quả, chúng ta cần rửa sạch và ngâm nước muối.

Bạn không cho trẻ ăn thức ăn hay uống những chất lạ, tránh những trường hợp ngộ độc xảy ra. Giữ vệ sinh trong ăn uống bằng cách ăn chín, uống sôi. Không dùng thức ăn đông lạnh, thực phẩm ôi thiu.

Ngoài ra, cha mẹ nên tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh. Môi trường sống của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé.

Theo zingnews