|
|
Đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm khi tiếp xúc gần gũi (Ảnh: Internet) |
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh do virus cùng họ với bệnh đậu mùa, mặc dù các triệu chứng của bệnh thường không nghiêm trọng nhưng vẫn có nguy cơ nhập viện và tử vong.
Các nhà khoa học đã biết về bệnh từ năm 1958, được tìm thấy trong phòng thí nghiệm khỉ dùng để nghiên cứu. Bệnh đậu mùa khỉ phổ biến nhất ở Trung và Tây Phi. Nhưng vào tháng 5/2022, các quan chức y tế bắt đầu báo cáo sự bùng phát của virus ở một số khu vực bên ngoài châu Phi.
Đến nay bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại hơn 80 quốc gia, xác nhận 26.500 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn thế giới. Có khả năng con số nhiễm bệnh có thể cao hơn do một số nước hạn chế năng lực xét nghiệm.
Vào ngày 23/7/2022, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố đợt bùng phát dịch lây lan nhanh là "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm".
1. Đậu mùa khỉ có thể lây lan trực tiếp qua da?
Đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác minh đậu mùa khỉ có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần gũi. Ai đó bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh cho người lành thông qua:
- Tiếp xúc với chất lỏng cơ thể như máu hoặc tinh dịch
- Tiếp xúc với các tổn thương đậu mùa khỉ trên da của người bệnh (bao gồm cả bên trong mũi và miệng của người bệnh)
- Các giọt hô hấp mà bạn hít vào
- Những thứ đã chạm vào chất dịch cơ thể bị nhiễm bệnh, như giường hoặc quần áo
Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England cho biết, trong đợt bùng phát toàn cầu năm 2022, bệnh đậu mùa ở khỉ chủ yếu lây lan từ người sang người. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 98% những người được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6 năm 2022 là nam giới đồng tính hoặc lưỡng tính. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng virus lây lan qua hoạt động tình dục ở 95% người bị nhiễm bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây từ động vật sang người. Động vật bị nhiễm bệnh có thể truyền virus nếu chúng cắn hoặc cào bạn. Không rõ liệu chó và mèo có thể bị nhiễm bệnh hay không, nhưng CDC cho biết bạn nên cho rằng bất kỳ loài động vật có vú nào cũng có thể mắc bệnh đậu mùa ở khỉ.
CDC còn cho biết thêm, có thể những người bị nhiễm bệnh có thể lây bệnh đậu mùa khỉ cho vật nuôi của họ thông qua những thứ như: Vuốt ve, âu yếm, hôn ôm, ngủ cùng,… Vì vậy, nếu bạn bị bệnh đậu mùa khỉ, hãy tránh xa động vật hoang dã và vật nuôi để tránh lây lan cho chúng, làm giảm khả năng bùng phát đại dịch.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh đậu mùa ở khỉ do ăn thịt bị nhiễm khuẩn chưa nấu chín.
2. Các hoạt động rủi ro nên lưu ý để phòng tránh đậu mùa khỉ
Hiện nay đậu mùa khỉ được nhiều nước ban bố tình trạng khẩn cấp y tế ở nhiều nước. Mặc dù chủng bệnh đậu mùa khỉ đang phổ biến hiếm khi gây tử vong, nhưng các triệu chứng có thể cực kỳ đau đớn và mọi người có thể bị sẹo vĩnh viễn do phát ban.
|
|
Cần có những biện pháp và chủ động để phòng tránh đậu mùa khỉ (Ảnh: Internet) |
Do đó, mọi người nên có những biện pháp bảo vệ bản thân như:
- Đậu mùa khỉ có thể lây khi quan hệ tình dục. Vì vậy, các cặp đôi nên có những biện pháp bảo vệ như: sử dụng bao cao su, không hôn, không cởi bỏ quần áo... Tuy nhiên, điều này chỉ có thể bảo vệ một phần, bạn vẫn có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Theo CDC, khi mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân.
- Nên dùng đồ cá nhân riêng biệt như ga, chiếu, nhà vệ sinh,...
- Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên.
3. Tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ: Phải làm gì
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ, hãy gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Để ý các triệu chứng trong 21 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên, cụ thể:
- Kiểm tra nhiệt độ của bạn hai lần một ngày.
- Nếu cảm thấy bị ớn lạnh và sưng hạch bạch huyết nhưng không sốt hoặc phát ban, hãy tự cách ly ở nhà trong 24 giờ.
- Nếu bạn bị sốt hoặc phát ban, hãy tự cách ly ngay lập tức và liên hệ với sở y tế địa phương.
- Nếu ớn lạnh và sưng hạch bạch huyết không biến mất, hãy gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn
- Nếu không có triệu chứng, bạn có thể thực hiện các công việc hàng ngày như bình thường. Tuy nhiên, không hiến máu, tế bào, mô, sữa mẹ, tinh dịch hoặc nội tạng khi bạn đang theo dõi các triệu chứng.
Hiện nay Việt Nam chưa xác nhận ca nhiễm đậu mùa khỉ nào. Tuy nhiên, nguy cơ xâm nhập của bệnh là rất lớn. Vì vậy, Bộ y tế đã chỉ đạo và hướng dẫn cách phòng tránh, điều trị và giám sát bệnh. |
Vân Anh