Đau thần kinh tọa dễ nhầm lẫn với chứng đau lưng

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất và rộng nhất trong cơ thể con người. Dây thần kinh hông đi từ lưng dưới qua hông, mông và xuống mỗi chân. Đây là dạng bệnh do cơn đau do kích thích dây thần kinh hông. Vì vậy, bất cứ nguyên nhân nào kích thích dây thần kinh này đều có thể gây đau, từ nhẹ đến nặng.

Thông thường, đau thần kinh tọa dễ bị nhầm lẫn với chứng đau lưng nói chung. Tuy nhiên, đau thần kinh tọa không chỉ giới hạn ở lưng. Điều này có nghĩa đau thần kinh tọa không chỉ là tình trạng còn là triệu chứng của một vấn đề khác liên quan đến dây thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa thường do dây thần kinh bị nén ở phần dưới cột sống gây ra. Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi thoát vị đĩa đệm hoặc xương phát triển quá mức gây áp lực lên một phần của dây thần kinh. Điều này gây viêm, đau và thường bị tê ở chân bị ảnh hưởng. Một số quan điểm của nhà nghiên cứu cho rằng, có tới 40% người sẽ bị đau thần kinh tọa ít nhất một lần trong đời.

photo-1698281761588
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất, đi từ lưng dưới qua hông, mông và xuống mỗi chân.

Dấu hiệu đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép. Nguyên nhân đau thần kinh tọa thường là thoát vị đĩa đệm ở cột sống hoặc sự phát triển quá mức của xương, đôi khi được gọi là gai xương, hình thành trên xương cột sống. Hiếm gặp hơn, một khối u có thể gây áp lực lên dây thần kinh; hoặc một căn bệnh như bệnh tiểu đường có thể làm hỏng dây thần kinh.

Đau dây thần kinh tọa có thể ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh, có khả năng đi theo một con đường từ thắt lưng đến mông và mặt sau của đùi và bắp chân.

Khi mắc đau thần kinh tọa có thể có một hoặc các triệu chứng như: Triệu chứng chính là đau nhói ở bất cứ đâu dọc theo dây thần kinh tọa; từ lưng dưới, qua mông và xuống mặt sau của một trong 2 chân.

Các triệu chứng phổ biến khác của đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Tê chân dọc theo dây thần kinh.
  • Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân.
  • Một phần của chân có thể bị đau, trong khi phần khác có thể bị tê.
  • Cảm giác ngứa ran (kim châm) ở bàn chân và ngón chân
  • Cơn đau này có thể ở mức độ nghiêm trọng và có thể trầm trọng hơn khi ngồi trong thời gian dài.
  • Cơn đau có thể thay đổi từ đau nhẹ đến đau nhói, nóng rát. Đôi khi nó có thể cảm thấy như bị giật hoặc điện giật.
  • Cơn đau tệ hơn khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
Ai dễ bị đau thần kinh tọa? - Ảnh 3.

Đau dây thần kinh tọa có thể ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh.

Ai dễ bị đau thần kinh tọa?

Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên đối tượng dễ mắc là:

- Người lớn tuổi: Cột sống thoái hóa, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh tọa. Bệnh thường gặp ở những người từ 30 – 50 tuổi, với tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ.

- Người thừa cân, béo phì làm tăng căng thẳng cho cột sống.

- Người hay vặn lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể gây đau thần kinh tọa.

- Những người ngồi nhiều hoặc ít vận động dễ bị đau thần kinh tọa hơn những người năng động.

- Người bị bệnh tiểu đường đối diện nguy cơ tổn thương thần kinh.

Đau thần kinh tọa khi nào cần khám?

Mặc dù cơn đau liên quan đến đau thần kinh tọa có thể nghiêm trọng nhưng hầu hết các trường hợp đều khỏi sau vài tuần điều trị. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng và yếu chân nghiêm trọng hoặc thay đổi ruột hoặc bàng quang có thể cần phẫu thuật.

Người bệnh nên đi khám nếu: Cơn đau kéo dài hơn một tuần, nghiêm trọng hoặc trở nên tồi tệ hơn. Đau đột ngột, dữ dội ở thắt lưng hoặc một chân và tê hoặc yếu cơ ở chân; Đau sau chấn thương dữ dội, chẳng hạn như tai nạn giao thông; Gặp khó khăn kiểm soát ruột hoặc bàng quang (bọng đái).

Phòng ngừa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn có thể biến chứng dẫn đến vận động nên cần phòng ngừa từ sớm. Cần áp dụng các biện pháp như: Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Duy trì tư thế ngồi phù hợp, không ngồi một chỗ quá lâu. Hạn chế khuân vác nặng. Hạn chế nâng hoặc vặn thắt lưng thường xuyên.

Để giữ cho lưng chắc khỏe, hãy tập luyện các cơ cốt lõi — các cơ ở bụng và lưng dưới cần thiết để có tư thế và sự thẳng hàng tốt.

Nếu công việc phải đứng trong thời gian dài, thỉnh thoảng hãy đặt một chân lên ghế đẩu hoặc hộp nhỏ. Nếu phải nâng vật nặng hãy tìm ai đó để giúp đỡ, không nên thực hiện các bài tập quá sức hay quá khó với cơ thể.

Theo suckhoedoisong.vn