leftcenterrightdel
Thời tiết nắng nóng của mùa hè là thời điểm khó khăn cho những người có làn da nhạy cảm. Ảnh:Healthshots.  

Nếu bạn có làn da nhạy cảm, mùa hè có thể mang đến một loạt thách thức khó chịu. Sự kết hợp của nhiệt độ, độ ẩm và tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm làn da nhạy cảm, dẫn đến kích ứng và khó chịu. Da nhạy cảm có thể phản ứng với cả những sản phẩm dịu nhẹ nhất và biểu hiện bằng mẩn đỏ, kích ứng và khó chịu.

Nhiều giải pháp giúp bạn chăm sóc làn da mỏng manh của mình và có được làn da khỏe mạnh, rạng rỡ. Bạn có thể nói lời tạm biệt với những vấn đề về da mùa hè và tự tin hơn.

Kiran Bhatt, chuyên gia thẩm mỹ ở Ấn Độ, chia sẻ với Hindustan Times Lifestyle, một số mẹo kiểm soát làn da nhạy cảm và tìm ra sản phẩm chăm sóc da phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn.

Hiểu về làn da nhạy cảm

Để khắc phục tình trạng này, điều cần thiết trước tiên là phải hiểu da nhạy cảm là gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Da nhạy cảm được đặc trưng bởi phản ứng tăng cao đối với một số kích thích nhất định, chẳng hạn các sản phẩm chăm sóc da, yếu tố môi trường hoặc thậm chí là căng thẳng. Nó có thể biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa, khô hoặc cảm giác nóng rát.

Một số tác nhân phổ biến gây ra làn da nhạy cảm bao gồm các thành phần khắc nghiệt, mùi thơm, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, thay đổi nhiệt độ và mất cân bằng nội tiết tố.

Làm sạch cẩn thận

Làm sạch đúng cách là nền tảng của bất kỳ quy trình chăm sóc da nào, nhưng điều quan trọng là chọn các sản phẩm dịu nhẹ không phá vỡ sự cân bằng mỏng manh của làn da. Bạn nên tìm những loại sữa rửa mặt không có mùi thơm, không chứa xà phòng và ít gây dị ứng với công thức dành riêng cho da nhạy cảm.

Đặc biệt, bạn tránh sử dụng nước nóng khi rửa mặt vì nó có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da, làm trầm trọng thêm tình trạng khô và nhạy cảm. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng nước ấm và lau khô mặt bằng khăn mềm.

Đừng quên dưỡng ẩm

Đây là điều cần thiết cho làn da nhạy cảm. Dưỡng ẩm giúp duy trì hàng rào độ ẩm tự nhiên của da, ngăn ngừa khô và kích ứng. Bạn nên tìm các loại kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu, thuốc nhuộm và chất gây kích ứng tiềm ẩn khác. Chọn các sản phẩm có thành phần làm dịu như lô hội, hoa cúc hoặc chiết xuất yến mạch.

Bạn có thể cân nhắc sử dụng kem dưỡng ẩm dạng kem đặc hơn là kem dưỡng da vì nó có xu hướng cung cấp độ ẩm và bảo vệ tốt hơn cho làn da nhạy cảm.

leftcenterrightdel
Làm sạch và dưỡng ẩm cẩn thận có thể giúp bạn bảo vệ làn da nhạy cảm hiệu quả, đặc biệt vào mùa hè. Ảnh:Thestatesman.  

Test thử sản phẩm mới cẩn thận

Khi có ý định sử dụng loại sản phẩm chăm sóc da mới nào vào quy trình chăm sóc da của mình, bạn cần thử nghiệm trước. Thoa một lượng nhỏ sản phẩm lên vùng da nhỏ, chẳng hạn bên trong cổ tay hoặc sau tai. Đợi 24-48 giờ để xem có phản ứng bất lợi nào xảy ra không.

Nếu bạn bị mẩn đỏ, ngứa hoặc bất kỳ cảm giác khó chịu nào, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng sản phẩm đó trên mặt.

Tránh các thành phần khắc nghiệt

Khi bạn mua các sản phẩm chăm sóc da, điều quan trọng là phải đọc kỹ danh sách thành phần. Bạn cần tránh các sản phẩm có chứa thành phần khắc nghiệt như cồn, sunfat, nước hoa tổng hợp và thuốc nhuộm. Những thứ này có thể gây khó chịu cho làn da nhạy cảm.

Thay vào đó, bạn nên chọn những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ và bổ dưỡng như axit hyaluronic, ceramides, niacinamide và dầu tự nhiên. Những thành phần này có thể giúp làm dịu và dưỡng ẩm cho da mà không gây kích ứng.

Bắt buộc chống nắng

Da nhạy cảm có xu hướng dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời hơn, vì vậy, điều quan trọng là phải bảo vệ da khỏi các tia UV có hại. Bạn cần chọn loại kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và đảm bảo rằng nó được sản xuất dành riêng cho da nhạy cảm.

Kem chống nắng vật lý có chứa oxit kẽm hoặc titan dioxide thường được dung nạp tốt hơn kem chống nắng hóa học. Thoa đều kem chống nắng và thoa lại sau hai giờ, đặc biệt khi ở ngoài trời trong thời gian dài.

Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu

Nếu đang phải vật lộn để kiểm soát làn da nhạy cảm của mình hoặc gặp phải các vấn đề dai dẳng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng da của bạn, xác định các tác nhân tiềm ẩn và đưa ra đề xuất cá nhân hóa cho quy trình chăm sóc da phù hợp.

Theo lifestyle.zingnews