1. Lợi ích của nghệ

Nghệ có khả năng giảm viêm (sưng) và giảm kích ứng. Tình trạng viêm và kích ứng có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng da khác, do đó, sử dụng nghệ làm mặt nạ thường xuyên có thể hữu ích.

-Giảm viêm: Curcuminoids là các hợp chất polyphenol tự nhiên có trong nghệ có tác giảm viêm, do đó có lợi với viêm liên quan đến bệnh ngoài da.

-Tiềm năng kháng khuẩn: Nghệ cũng có thể dùng điều trị và ngăn ngừa vi khuẩn trên da (nguyên nhân gây ra mụn nang và nhiễm trùng tụ cầu). Mặc dù vậy, bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào đang hoạt động bạn cũng nên đi khám để được tư vấn và điều trị thích hợp.

-Điều trị mụn trứng cá: Với khả năng chống viêm, nghệ có thể hữu ích trong việc điều trị mụn viêm, bao gồm: Nốt sần, mụn mủ, sẩn… Chiết xuất nghệ cũng có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn.

-Chống oxy hóa: Củ nghệ rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn chặn các gốc tự do phá hủy các tế bào khỏe mạnh. Điều này có thể ngăn ngừa sự khởi phát của chứng tăng sắc tố da, sẹo và các vấn đề về da lâu dài khác.

photo-1656860464968

Nghệ không chỉ làm gia vị mà còn được dùng nhiều trong y học trong đó có chăm sóc da

2. Những rủi ro khi dùng nghệ

Theo Trung tâm quốc gia về y học bổ sung và tích hợp (NCCIH), nghệ thường được coi là một sản phẩm an toàn khi sử dụng bằng đường uống hoặc bôi ngoài da.

Các chất bổ sung đường uống có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ về đường tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng...

Sử dụng trong chăm sóc da, nghệ thường an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng nên thử trước khi sử dụng bất kỳ thành phần mới nào trên da. Ngay cả các sản phẩm có nguồn gốc thực vật như nghệ cũng có thể gây ra phản ứng ở một số người dùng.

Để thực hiện thử nghiệm trên da, bạn thoa một lượng nhỏ (miếng dán) lên cánh tay trước khi sử dụng trên mặt. Chờ ít nhất một ngày và nếu không có phản ứng nào xảy ra, bạn có thể an toàn khi đắp mặt nạ nghệ lên mặt.

Trong trường hợp xuất hiện vết mẩn đỏ, sưng tấy hoặc ngứa ngáy khi thử thì không nên tiếp tục dùng.

Nghệ cũng có thể làm ố da và quần áo, vì vậy hãy cẩn thận hơn khi pha chế theo công thức của riêng mình.

3. Cách làm mặt nạ nghệ

photo-1656860468755
 Có thể dùng mặt nạ nghệ tối đa hai đến ba lần mỗi tuần

Chìa khóa để làm mặt nạ nghệ là kết hợp bột nghệ hoặc chiết xuất với chất làm đặc để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Một số thành phần có thể thay đổi tùy theo tình trạng da:

- Đối với các vấn đề về mụn trứng cá và kháng khuẩn, hãy kết hợp nghệ với nước ấm và mật ong.

- Đối với tình trạng tăng sắc tố và nếp nhăn, hãy kết hợp nghệ với sữa chua và nước cốt chanh để có thêm hiệu quả nuôi dưỡng và làm sáng da.

- Đối với kích ứng, trộn chiết xuất nghệ với gel lô hội để có tác dụng làm dịu tự nhiên.

- Để có sức mạnh chống oxy hóa, chỉ cần kết hợp nghệ với nước (bạn có thể thêm một lượng nhỏ hạnh nhân hoặc bột gạo để làm cho mặt nạ này dày hơn và dễ đắp hơn).

Cho dù bạn chọn công thức nào, hãy để mặt nạ trong khoảng 10 phút mỗi lần. Rửa kỹ bằng nước ấm và thoa toner, serum và kem dưỡng ẩm…

Tránh để qua đêm, vì nghệ có xu hướng bị ố vàng (đặc biệt nếu bạn có làn da sáng hơn). Bạn có thể thử rửa mặt bằng sữa, nếu có vết ố từ loại gia vị màu vàng này.

Có thể dùng mặt nạ nghệ tối đa hai đến ba lần mỗi tuần.

Giống như các loại mặt nạ chăm sóc da thông thường, có thể mất một khoảng thời gian để thấy được kết quả đầy đủ, vì vậy điều quan trọng là phải kiên trì sử dụng tối thiểu trong vài tuần.

Theo suckhoedoisong.vn