Tuy nhiên, điều gì cũng có mặt của nó, và cà phê cũng vậy. Về mặt tích cực, cà phê rất giàu chất chống oxy hóa có thể mang lại những lợi ích như tăng cường chức năng não và giảm nguy cơ mắc một số bệnh như Alzheimer, Parkinson. Uống cà phê còn giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường chức năng tuyến giáp và kích thích nhu động ruột.
Tuy nhiên, cà phê cũng có một số nhược điểm như gây nghiện, làm tăng nguy cơ mất ngủ và lo lắng ở một số người, gây ra một số biến chứng cho người mang thai và có thể gây nên tình trạng huyết áp cao, theo Eating Well.
Bà Elizabeth Shaw, chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ, cho biết những người khỏe mạnh bình thường có thể tiêu thụ 3 đến 4 tách cà phê mỗi ngày, khoảng 400 mg cà phê. Lượng cà phê này sẽ không gây ra ảnh hưởng cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khả năng tiêu thụ cà phê của mỗi người là không giống nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe và lối sống. Nếu bạn nhạy cảm với caffeine thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều lượng phù hợp.
Theo bà Shaw, ở những người khỏe mạnh, uống cà phê hằng ngày với liều lượng vừa phải có thể mang lại lợi ích tới sức khỏe. Tuy nhiên, ở nữ giới đang mang thai hoặc có nguy cơ gãy xương cao nên hạn chế hoặc không nên uống cà phê.
Những người có dạ dày nhạy cảm hoặc những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không nên uống cà phê vì caffeine trong cà phê có thể kích thích sản xuất axit.
Những người đang mang thai, người bị rối loạn giấc ngủ, lo lắng, thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt cũng nên hạn chế uống cà phê vì cà phê có thể ức chế sự hấp thu sắt.
Cà phê tốt cho sức khỏe nhất là cà phê đen, không đường hoặc không chất béo.
Theo Thanh niên