Dữ liệu này chỉ ra xu hướng đáng lo ngại về tình trạng ít hoạt động thể chất ở người lớn, đã tăng khoảng 5% từ năm 2010 - 2022. WHO dự báo, nếu xu hướng này tiếp tục, mức độ ít vận động sẽ tăng lên 35% vào năm 2030, và thế giới sẽ không đạt mục tiêu toàn cầu là giảm tình trạng ít vận động vào năm 2030.

leftcenterrightdel
 WHO nhấn mạnh các quốc gia cần tạo ra môi trường giúp mọi người dễ dàng và an toàn hơn khi vận động

Nghiên cứu trên được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của WHO cùng các đồng nghiệp, công bố trên chuyên san The Lancet Global Health. Tỷ lệ ít vận động thể chất cao nhất được ghi nhận ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (48%) và Nam Á (45%), trong khi mức độ ít vận động ở các khu vực khác dao động từ 28% ở các nước phương Tây và 14% ở châu Đại Dương.

Tình trạng không hoạt động thể chất vẫn phổ biến hơn ở phụ nữ trên toàn cầu so với nam giới, với tỷ lệ là 34% so với 29%. Ngoài ra, những người trên 60 tuổi ít hoạt động hơn những người lứa tuổi khác. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoạt động thể chất cho người lớn tuổi.

Cũng theo nghiên cứu, có một số dấu hiệu cải thiện ở một số quốc gia. 22 quốc gia được xác định có khả năng đạt được mục tiêu toàn cầu là giảm 15% tình trạng không hoạt động vào năm 2030.

WHO khuyến nghị người lớn nên dành 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải, hoặc 75 phút hoạt động thể chất cường độ mạnh mỗi tuần. Việc ít vận động khiến người lớn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ, đái tháo đường type 2, chứng mất trí và các bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư ruột kết cao hơn.

Theo WHO, các quốc gia cần tăng cường thực hiện chính sách nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động thể chất thông qua thể thao cộng đồng và cơ sở, giải trí năng động và giao thông (đi bộ, đạp xe và sử dụng phương tiện giao thông công cộng), cùng các biện pháp khác.

Thúc đẩy hoạt động thể chất không chỉ đơn thuần là thúc đẩy lựa chọn lối sống của cá nhân mà còn đòi hỏi tạo ra môi trường giúp mọi người dễ dàng và an toàn hơn khi vận động theo cách họ thích để tận hưởng nhiều lợi ích sức khỏe từ hoạt động thể chất thường xuyên.

Tình trạng ít vận động là mối đe dọa thầm lặng đối với sức khỏe toàn cầu, góp phần đáng kể vào gánh nặng của các bệnh mãn tính. Việc tăng cường hoạt động thể chất giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, cải thiện sức khỏe tinh thần và hạnh phúc.

Theo Thanh niên