Một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện trong khi ngủ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân là do tác động của lượng đường trong máu cao có thể mất nhiều năm mới xuất hiện.
Và khi các triệu chứng xuất hiện, có cả những dấu hiệu trong khi ngủ, theo Express.
Rất nhiều trường hợp bệnh tiểu đường không được phát hiện một phần là do thiếu các triệu chứng đi kèm với tình trạng bệnh trong giai đoạn đầu.
Có thể mất nhiều năm để các triệu chứng xuất hiện nhưng khi chúng xuất hiện, là bệnh có thể nghiêm trọng.
Sở dĩ có sự chậm trễ trong các triệu chứng là do lượng đường trong máu không ổn định - xâm lấn cơ thể một cách từ từ.
Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách và một số dấu hiệu có thể xuất hiện trong khi ngủ.
Như tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh - Diabetes.co.uk - giải thích, có thể là mức độ đường huyết cao khiến người bệnh không thoải mái khi ngủ: có thể khiến cảm thấy quá nóng hoặc bứt rứt bồn chồn, theo Express.
Một dấu hiệu khác là đi tiểu đêm nhiều hơn.
Diabetes.co.uk giải thích: “Đối với những người có lượng đường huyết cao thường xuyên, điều này có thể phá hỏng giấc ngủ. Ngược lại, thiếu ngủ có thể thúc đẩy lượng đường trong máu cao”.
Tại sao tiểu đường lại ảnh hưởng đến giấc ngủ?
Hoóc môn insulin thường có nhiệm vụ điều chỉnh lượng đường trong máu, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng kháng insulin, nghĩa là các tế bào không hấp thụ insulin.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ và kháng insulin có thể liên quan đến nhau, theo Express.
Các dấu hiệu chung của lượng đường trong máu cao
Các dấu hiệu chung của lượng đường trong máu cao bao gồm:
• Khát nước nhiều hơn và khô miệng
• Đi tiểu nhiều lần hơn
• Mệt mỏi
• Nhìn mờ
• Sụt cân
• Nhiễm trùng tái phát, như tưa miệng, viêm đường tiết niệu và nhiễm trùng da tái phát, theo Express.
• Đau bụng
• Cảm thấy không khỏe
• Hơi thở có mùi trái cây.
Phải làm sao?
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, nên đi khám nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường hoặc cảm thấy lo lắng mình có thể mắc bệnh tiểu đường.
Cơ quan này giải thích, bệnh tiểu đường được chẩn đoán và bắt đầu điều trị càng sớm thì càng tốt.
Chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường là một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, như bánh mì và khoai tây
Điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng.
Chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường là một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, theo Express.
Sai lầm cần tránh
Một quan niệm sai lầm phổ biến là nhiều người ăn kiêng quá nghiêm ngặt.
Điều này là không chính xác - về nguyên tắc, không có gì mà người mắc bệnh tiểu đường không thể ăn, nhưng cần phải hạn chế một số loại carbohydrate.
Carb được phân hủy thành đường trong máu tương đối nhanh và do đó làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.
Những thực phẩm cần tránh nhất là những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao nhất.
Thực phẩm GI cao bao gồm đường và thực phẩm có đường, nước ngọt, bánh mì, khoai tây, cơm, theo Express.
Theo thanhnien