leftcenterrightdel
Bệnh nhân rối loạn tăng động giảm chú ý có thể xây dựng các chiến lược để cải thiện hiệu suất công việc. Đồ họa: Thanh Thanh 

Bác sĩ Ajinkya Khoa Tâm thần tại Bệnh viện Kokilaben Dhirubhai Ambani (Mumbai, Ấn Độ) – cho biết, mọi người đều có thể trải qua các vấn đề như giảm chú ý, thấy khó khăn để tập trung hoặc hiếu động quá mức hay thậm chí là cảm thấy bồn chồn và khó ngồi yên, bốc đồng… ở thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Tuy nhiên, với người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), các khó khăn này thường bắt đầu từ thời thơ ấu và vấn đề vẫn tiếp tục diễn ra khi họ lớn lên, mặc dù họ có thể đã cố gắng thay đổi hoặc cải thiện.

Do đó, việc phát triển các chiến lược để kiểm soát triệu chứng ADHD và thay đổi suy nghĩ tiêu cực về khả năng, hành vi là rất quan trọng.

Bác sĩ Ajinkya đưa ra một số giải pháp, chiến lược như sau:

Giáo dục tâm lý: Trong giai đoạn đầu của liệu pháp, bệnh nhân được cung cấp thông tin chi tiết về chứng ADHD, bao gồm các biểu hiện và cơ sở thần kinh học của nó.

Cần hiểu rằng, ADHD không phải là một khiếm khuyết cá nhân mà là một rối loạn phát triển thần kinh. Bệnh nhân sẽ được trấn an và kiểm soát các triệu chứng bằng các công cụ và chiến lược phù hợp.

Thiết lập mục tiêu và quản lý chứng ADHD: Bệnh nhân được hướng dẫn chia nhỏ các nhiệm vụ lớn thành các bước nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật Pomodoro, trong đó bệnh nhân làm việc trong các khoảng thời gian ngắn với các khoảng nghỉ giữa chừng, giúp họ duy trì sự tập trung và năng suất.

Một kế hoạch cụ thể hằng ngày sẽ giúp họ quản lý các nhiệm vụ tốt hơn.

Tạo thói quen: Bệnh nhân được khuyến khích thiết lập thói quen cụ thể cho những thử thách hằng ngày, chẳng hạn như đặt chìa khóa ở cùng một vị trí để tránh nhầm lẫn hay làm mất.

Rèn luyện chánh niệm: Các bài tập chánh niệm giúp cải thiện khả năng tập trung và khuyến khích bệnh nhân nhận thức rõ hơn về suy nghĩ của mình.

Kiểm soát tính bốc đồng: Các bài tập nhập vai giúp hạn chế xu hướng ngắt lời cuộc trò chuyện và hành động bốc đồng trong các tình huống xã hội của bệnh nhân.

Quản lý nhận thức: Bệnh nhân được dạy cách nhận ra những tư duy nhận thức của mình, giúp họ coi nhiệm vụ là cần phải hoàn thành hoàn hảo hoặc thất bại hoàn toàn. Bệnh nhân được hướng dẫn nhận thức về việc coi tiến triển một phần cũng là một bước tiến chứ không phải là thất bại.

Thay đổi môi trường: Bệnh nhân được khuyến khích thực hiện những thay đổi nhỏ trong môi trường làm việc của mình. Ví dụ, giúp họ giảm sự mất tập trung bằng cách thiết lập một không gian làm việc yên tĩnh và sử dụng tai nghe chống ồn để giảm thiểu tiếng ồn xung quanh.

Bác sĩ Ajinkya lưu ý, Những chiến lược này tạo ra sự khác biệt đáng kể. Nhưng nếu biểu hiện nghiêm trọng, thì liệu pháp phải được bổ sung bằng thuốc.

Theo laodong