Shutterstock

32.172 người đã được theo dõi, đánh giá từ giai đoạn 2013 - 2014 đến 2016 - 2018. Trong số đó, 2.615 người có bệnh tim mạch.

Kết quả cuộc nghiên cứu cho biết: 28,9% người trưởng thành mắc các bệnh tim mạch ở Mỹ đã sử dụng thuốc lá hoặc hút thuốc điện tử từ năm 2013 đến nay. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở những người mắc bệnh tim mạch gần như không giảm theo thời gian (từ 22,7% giai đoạn 2013 - 2014 xuống còn 21,7% giai đoạn 2016 - 2018). Theo báo cáo đăng trên chuyên san của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, việc hút thuốc điện tử cũng chỉ giảm nhẹ (từ 6,3% xuống 4,6%).

Chỉ khoảng 10% người hút thuốc lá mắc bệnh tim mạch đã đăng ký tham gia tư vấn các liệu pháp để cai nghiện thuốc lá. Theo nhóm nghiên cứu của bác sĩ Cristian Zamora và các đồng nghiệp công tác tại Đại học Y khoa Albert Einstein (New York, Mỹ), chỉ 18% người hút thuốc lá mắc bệnh tim mạch trong giai đoạn 2013 - 2014 đã cai nghiện thành công trong giai đoạn 2016 - 2018.

Tiến sĩ Audrey Darville, thuộc Đại học Kentucky (bang Kentucky), nhận định: “Hút thuốc lá gây ra suy nhược và thậm chí tử vong. Những người nghiện thuốc lá cần được giúp đỡ nhiều hơn để có thể bỏ thuốc. Chúng ta cần phải ngừng suy nghĩ coi việc sử dụng thuốc lá chỉ là một thói quen của người dùng”.

Các sản phẩm thuốc lá phổ biến nhất được ghi nhận trong nghiên cứu PATH là thuốc lá điếu (82,8%), xì gà (23,7%) và thuốc lá điện tử (23,3%). Đáng lưu ý, nhiều người đang sử dụng đồng thời cả thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu (ảnh). Chỉ 1,1% người hút thuốc mắc bệnh tim mạch sử dụng thuốc lá điện tử mà không sử dụng thuốc lá điếu.

Tiến sĩ Audrey Darville nhấn mạnh: “Những hóa chất trong thuốc lá điện tử rất có hại cho tim mạch. Vì vậy, việc sử dụng cùng lúc cả hai loại thuốc lá này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch”.

Theo thanhnien