Trong quá trình mang thai và nuôi con, người mẹ nào cũng đều coi trọng việc bổ sung canxi đầy đủ cho con mình. Vì canxi có liên quan trực tiếp tới sự phát triển xương và thần kinh của trẻ. Có một số trẻ dù được mẹ chú trọng bổ sung canxi nhưng vẫn thiếu canxi, tại sao lại như vậy?

Trên thực tế, điều này xảy ra có liên quan tới việc bổ sung canxi không đúng cách. Để canxi phát huy hết được công dụng, nó cần được cơ thể hấp thụ đúng thời điểm.

Nếu không muốn trẻ thiếu canxi, người mẹ cần nắm bắt 3 giai đoạn quan trọng.

1. Giai đoạn chuẩn bị mang thai

Người mẹ nào cũng đều mong con mình khỏe mạnh và thông minh. Nếu muốn như vậy quá trình thụ thai cần diễn ra trong độ tuổi cha mẹ khỏe mạnh, chất lượng trứng và tinh trùng tốt.

Trước và trong quá trình mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, điều này sẽ giúp phôi thai phát triển tốt hơn. Thai nhi phát triển từ một phôi thai nhỏ lúc đầu cho tới khi dài khoảng 50cm và nặng gần 3kg đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều từ người mẹ.

Trẻ thiếu canxi - Ảnh 1.

Trong giai đoạn này, bà bầu cần ăn những loại thực phẩm giàu canxi với liều lượng hợp lý. Nhất là những bà bầu hay bị chuột rút, đau lưng, mỏi chân càng cần bổ sung canxi. Đây đều là những biểu hiện của việc thiếu canxi, nếu tình trạng nghiêm trọng bà bầu cần tới bệnh viện khám.

Tất nhiên, ngoài việc bổ sung thêm canxi thì cũng cần bổ sung vitamin D đúng cách bằng việc phơi nắng buổi sáng hoặc uống vitamin. Cơ thể sẽ không hấp thụ và chuyển hóa hết canxi nếu thiếu vitamin D.

Bà bầu nếu thiếu canxi trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh nở và phát triển bình thường của thai nhi. Thai nhi có thể mắc một số bệnh bẩm sinh do không được cung cấp đủ canxi.

Nếu không muốn con mình nhẹ cân thấp còi, người mẹ cần chú ý 1 trong 3 giai đoạn vàng này để bổ sung canxi đầy đủ - Ảnh 2.

3. Giai đoạn 3 tháng đầu của trẻ sơ sinh

Người mẹ nên chú trọng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vì sữa mẹ giàu canxi hơn sữa công thức, lại chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể, rất tốt cho em bé. Canxi có trong sữa mẹ được trẻ hấp thụ tốt hơn, dạ dày dễ dàng tiêu hóa.

Khi trẻ tới tuổi ăn dặm, người mẹ nên chú ý đến thức ăn bổ sung giàu canxi. Lúc này, tùy theo tình trạng của từng trẻ mà người mẹ nên cân nhắc bổ sung thêm canxi.

3 giai đoạn trên có mối liên quan mật thiết với nhau, nếu bỏ qua giai đoạn nào cũng đều khiến trẻ thiếu canxi, ảnh hưởng tới quá trình phát triển chiều cao sau này. Nhưng dù vậy người mẹ cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần tình trạng thiếu canxi không quá nghiêm trọng, vẫn có thể cải thiện bằng cách cho trẻ ăn bù nhiều hơn sau này.

Trẻ thiếu canxi có những biểu hiện gì?

Nhiều người mẹ không không biết con mình đang thiếu canxi. Điều này đòi hỏi người mẹ phải nhận biết một số dấu hiệu bất thường của trẻ.

Nếu không muốn con mình nhẹ cân thấp còi, người mẹ cần chú ý 1 trong 3 giai đoạn vàng này để bổ sung canxi đầy đủ - Ảnh 3.

Nếu tình trạng thiếu canxi nghiêm trọng, trẻ rất hay quấy khóc nhất là về đêm, tâm trạng thất thường, khó ngủ, chất lượng ngủ kém, dễ đổ mồ hôi trộm, tóc rụng vành khăn, chậm mọc răng…

Cũng có một số trẻ thiếu canxi dẫn tới hệ xương phát triển không bình thường, chẳng hạn như chân bị cong rõ rệt. Điều này vô cùng bất lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Vì vậy, người mẹ nên quan sát kỹ tình trạng của con mình và chú ý đến việc bổ sung canxi đầy đủ cho bé. Khi phát hiện con mình có những vấn đề trên, người mẹ nên đưa con đi khám. Người mẹ cần bổ sung canxi cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chứ không được bổ sung mù quáng, nếu không sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.

PHAN HIỀN