leftcenterrightdel
 

Mùa lạnh bắt đầu, trẻ liên tục gặp phải các tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới, trong đó có viêm phế quản. Nhận biết đúng các triệu chứng viêm phế quản giúp cha mẹ có can thiệp đúng lúc cho trẻ. Liệu bị viêm phế quản có sốt không?

1. Bị viêm phế quản có sốt không?

Theo VeryWell, nếu viêm phế quản có nguyên nhân do nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường, nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) hay cúm thì bạn viêm phế quản có thể gây sốt. Và viêm phế quản do nhiễm trùng được gọi là viêm phế quản cấp tính.

Với viêm phế quản cấp tính ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể bị sốt nhẹ dưới 37,9 độ C trở xuống. Với trường hợp viêm phế quản nghiêm trọng hơn, cơn sốt có thể cao hơn lên tới gần 39 độ C.

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm do nhiễm trùng tiềm ẩn như cảm lạnh hoặc cúm. Viêm phế quản cấp tính có thể gây sốt. Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm phát triển theo thời gian, thường có nguyên nhân là do hút thuốc. Nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính, hầu như bạn sẽ không bị sốt.

Nhưng vẫn có vài trường hợp bị viêm phế quản cấp tính không sốt và viêm phế quản mãn tính nhưng sốt - vì thế mà bạn cần quan sát các bất thường liên quan tới sốt để thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

leftcenterrightdel
Viêm phế quản cấp tính thường gây sốt (Ảnh: Internet) 

 

2. Đối phó

Viêm phế quản có thể là một tình trạng sức khỏe kéo dài và những triệu chứng do viêm phế quản có thể kéo dài tới cả tháng. Trong khi đó triệu chứng của viêm phế quản mãn tính còn có thể kéo dài hơn. Nhưng đối với sốt, cơn sốt sẽ dừng sau vài ngày kể từ khi bắt đầu điều trị.

2.1. Sốt do viêm phế quản

Sốt là một phần trong phản ứng miễn dịch của cơ thể do vậy mà việc bị sốt khi cơ thể có tác nhân nhiễm trùng xâm nhập là điều hoàn toàn tự nhiên và thậm chí là hữu ích chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động bình thường, nếu viêm phế quản là do nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn.

Nhiệt độ sốt khi bị viêm phế quản thường dao động tới 39 độ C tùy trường hợp nặng nhẹ. Nếu bạn bị sốt do viêm phế quản, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác kèm theo như đau nhức cơ thể và ớn lạnh.

Trong hầu hết các trường hợp thì sốt có liên quan tới viêm phế quản có thể kéo dài tới 3 - 5 ngày. Vì viêm phế quản thường do nhiễm virus nên việc sử dụng kháng sinh hầu như không đem lại tác dụng trong việc điều trị viêm phế quản.

Điều trị sốt do viêm phế quản

Nếu bị sốt do viêm phế quản, thuốc hạ sốt sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, bao gồm cả giảm nhẹ các triệu chứng liên quan tới đau mỏi người.

leftcenterrightdel
Hạ sốt do viêm phế quản ở trẻ em và người lớn có một vài khác biệt (Ảnh: Internet) 

 

- Điều trị sốt ở người lớn: Người lớn bị sốt do viêm phế quản có thể dùng thuốc hạ sốt không kê đơn bao gồm: Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen, Aspirin. Những loại thuốc này ngoài hạ sốt còn có tác dụng giảm đau và khó chịu về tổng thể.

- Điều trị sốt ở trẻ em: Trẻ em bị sốt do viêm phế quản được hạ sốt bằng acetaminophen hoặc ibuprofen. Lưu ý, trẻ dưới 19 tuổi không nên dùng aspirin để hạ sốt vì aspirin có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye - một hội chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm.

Khi người bệnh bị sốt, nên cho người bệnh mặc quần áo thoáng khí, lau người bằng nước ấm cũng có thể giúp người bị sốt cảm thấy thoải mái hơn.

Điều trị viêm phế quản thường bao gồm các biện pháp khắc phục tại nhà khác như:

- Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp người bệnh dễ thở hơn khi bị viêm phế quản. Không khí ấm và ẩm hơn cũng giúp loãng chất nhầy trong phổi và giúp ho dễ dàng hơn

- Uống nhiều nước giúp người bệnh tránh mất nước, giảm sự tích tụ chất nhầy trong phổi và phế quản

- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để cơ thể có đủ năng lượng chống lại nhiễm trùng gây viêm phế quản.

2.2. Các triệu chứng khác

Triệu chứng chính của viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính là ho. Cơn ho do viêm phế quản có thể là ho khan, ho khò khè hoặc ho có đờm/chất nhầy.

Ngoài ra các dấu hiệu khác của viêm phế quản cấp tính có thể kể đến như: sổ mũi, đau họng, tắc nghẽn ngực và xoang, thở hụt hơi và mệt mỏi.

Triệu chứng viêm phế quản cấp tính ở trẻ em cũng bao gồm sốt nhẹ, tuy nhiên trẻ có thể bị viêm phế quản mà không sốt, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho và đau họng kèm theo nôn mửa, trớ, đau lưng và cảm giác không khỏe nói chung.

Phân biệt triệu chứng viêm phế quản và viêm phổi

leftcenterrightdel
Ảnh: SKHN 

 

3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Bất cứ khi nào bạn bị sốt và có các triệu chứng hô hấp kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn thì bạn đều nên thăm khám bác sĩ để có thể loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng như nhiễm trùng do vi khuẩn và hướng dẫn bạn các biện pháp khắc phục tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng.

leftcenterrightdel
 Thăm khám bác sĩ nếu triệu chứng trở nặng (Ảnh: Internet)

 

Những triệu chứng hô hấp kèm sốt từ 38,3 độ C trở lên cần thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Sốt cao có thể là dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn và bệnh nhiễm trùng thứ phát sau khi nhiễm virus gây ra.

Ngoài ra, các triệu chứng cho thấy cần được thăm khám sớm khác bao gồm:

- Ho ra đờm/chất nhầy màu xanh lá cây hoặc màu vàng

- Người bệnh cảm thấy khó thở, đau ngực

- Người đang sẵn có các bệnh lý tại phổi như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi bị viêm phế quản có sốt không. Nếu bạn bị ho và sốt không thuyên giảm trong vài ngày thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám phổi cũng như các chỉ định cần thiết khác. Lưu ý rằng, việc phục hồi sau bệnh viêm phế quản hoặc viêm phổi có thể là cả một quá trình lâu dài, bao gồm cả cơn ho, tới vài tháng. Hãy thư giãn và nghỉ ngơi nhiều để tốc độ phục hồi được nhanh hơn.

Nguồn: VeryWell

Châu Anh