leftcenterrightdel
Ở tuần cuối thai kỳ, cơ thể của bà mẹ có rất nhiều thay đổi và xuất hiện một số dấu hiệu dự sinh. Ảnh:Parents.  

Những tuần cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ thường có nhiều thay đổi về cơ học và sinh học. Sự thay đổi này còn gọi là chuyển dạ, sẵn sàng chào đón con yêu.

Theo Parents, ngay cả những bậc cha mẹ từng sinh con cũng không thể đoán chắc chắn thời điểm chuyển dạ sắp đến của mẹ bầu. Nguyên nhân là nhiều dấu hiệu chuyển dạ ban đầu rất mơ hồ và dễ bị hiểu sai. Đó có thể là cơn chuột rút âm ỉ báo hiệu em bé đang di chuyển vào vị trí chào đời hoặc đơn giản chỉ là cơn đau bụng do món ăn tối qua.

4 dấu hiệu chuyển dạ sớm

Tiến sĩ Gyn Jonathan Emery, chuyên gia sản nhi, nói: “Tần suất và cường độ của các cơn co thắt quyết định quá trình chuyển dạ. Nhưng có một số dấu hiệu chuyển dạ có thể giúp chúng ta sớm nhận biết bà mẹ sắp sinh con".

Cơ thể của mẹ và bé thay đổi nhiều trong những tuần cuối. Theo NHS, một tuần trước sinh, bà bầu thường gặp các dấu hiệu dự báo sau đây:

Xuất hiện cơn gò tử cung: Đây còn gọi là cơn gò Braxton Hicks. Một tuần trước sinh, tình trạng này ngày càng nhiều, khi sờ lên bụng tạo cảm giác gò cứng nhưng không gây đau. Cơn gò sẽ giúp ngôi thai điều chỉnh và ổn định. Nó còn giúp thai nhi lọt xuống tiểu khung, tạo thành ngôi thai thuận (ngôi chỏm).

Bề cao tử cung nhỏ lại, không tăng: Cảm giác đầu tiên của mẹ là dễ thở hơn khi nằm. Dấu hiệu này giúp thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ, chuẩn bị cho việc chuyển dạ sinh. Hiện tượng thai nhi lọt xuống tiểu khung thường gặp ở các bà mẹ sinh con đầu lòng. Từ lần sinh con thứ 2 trở đi, mẹ có thể gặp dấu hiệu này hoặc không.

Đau lưng hoặc bụng dưới: Hiện tượng này xảy ra do nội tiết tố thai kỳ làm các khớp vùng chậu giãn, dây chằng mềm hơn. Nó giúp các đường kính khung chậu của mẹ mở rộng, thai nhi dễ dàng lọt xuống. Dấu hiệu này khá rõ khi mẹ di chuyển nhiều hoặc ngồi lâu.

Tiểu tiện nhiều lần trong ngày: Ở tuần cuối, thai nhi đã lọt xuống khung chậu và kích thích lên bàng quang mẹ. Điều này khiến mẹ có cảm giác buồn đi tiểu thường xuyên. Ngoài ra, thai nhi cũng kích thích vào trực tràng sau nên tạo cảm giác muốn đại tiện cho mẹ.

leftcenterrightdel
 Một tuần trước sinh, mẹ bầu thường gặp các cơn đau lưng, bụng. Ảnh:Freepik. 

Vùng kín sưng nề: Kích thích của ngôi thai lớn, thay đổi nội tiết tố, thần kinh làm các mạch máu nuôi dưỡng tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo của mẹ giãn rộng. Đồng thời, máu nuôi dưỡng tới các vùng này nhiều hơn để đường kính ống âm đạo giãn nở tốt. Điều này giúp thai nhi sổ ra dễ dàng.

Ngoài những dấu hiệu này, ở một tuần trước sinh, các bác sĩ cho hay nhiều bà bầu có các dấu hiệu không báo trước.

Đau từng cơn đều đặn ở vùng bụng dưới: Các cơn đau xuất hiện đột ngột và từng cơn. Tình trạng đau bụng sinh ra do các cơn gò tử cung. Nó cũng cảnh báo sản phụ chính thức bước vào giai đoạn chuyển dạ. Cơn đau bụng xuất hiện lặp lại, đều đặn, càng về sau càng nhiều và thời gian nghỉ ngắn hơn.

Ra dịch hồng âm đạo: Trong thời gian mang thai, cổ tử cung luôn đóng kín và được bịt bởi nút nhầy. Đây là hàng rào vững chắc ngăn mọi tác nhân từ âm đạo xâm nhập buồng trứng. Khi có dấu hiệu sắp sinh, dưới tác dụng của cơn gò tử cung, nút nhầy thoát ra. Nó hòa lẫn cùng các máu tạo ra do vỡ một số mao mạch trên cổ tử cung, từ đó tạo thành dịch nhầy màu hồng.

Phù hai chân: Nguyên nhân của hiện tượng này là tử cung mang thai lớn, đè vào tĩnh mạch chủ dưới làm máu về tim giảm, ứ trệ, gây phù chân. Các bà bầu đứng lâu cũng gặp tình trạng phù tương tự. Thực tế, dấu hiệu phù 2 chân có thể xảy ra trước đó vài tuần sau đó xẹp rồi xuất hiện lại. Nếu phù xuất hiện lại xuất hiện lại, đó có thể là có dấu hiệu sắp sinh.

Ra nước ối: Dấu hiệu này xuất hiện đột ngột, thường xảy ra vào ban đêm khi mẹ đang ngủ. Sản phụ sẽ có cảm giác nước ướt quần kèm mùi tanh nồng của dịch ối. Hiện tượng này là ối vỡ sớm, báo hiệu sắp sinh.

leftcenterrightdel
 Tuần cuối thai kỳ, mẹ nên theo dõi sức khỏe và cử động của con để chủ động trong quá trình sinh. Ảnh:Freepik. 

Mẹ bầu cần làm gì khi dấu hiệu sắp sinh gây khó chịu?

Nhiều thai phụ lo lắng thậm chí hồi hộp, sinh ra mất ngủ trong những tuần cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên bà bầu nên giữ tinh thần thoải mái để tránh ảnh hưởng tới mẹ và con. Nếu gặp khó chịu vì các dấu hiệu trước sinh, thai phụ cần lưu ý những điểm sau đây:

Nghỉ ngơi: Giai đoạn một tuần trước sinh sản phụ cần được nghỉ ngơi, duy trì các việc nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn, đi bộ. Đặc biệt, mẹ bầu không nên thức quá 22h, tránh căng thẳng.

Ngoài ra, phụ nữ giai đoạn này cần hạn chế ngồi lâu trước máy vi tính hay màn hình tivi quá 2 giờ. Mẹ bầu cũng tránh xem các phim bạo lực hay thể loại tình cảm dễ gây phiền muộn. Thay vào đó, chúng ta nên xem phim ca nhạc, hài, mang đến cảm giác hưng phấn, vui vẻ.

Tư thế nằm: Khi nằm nghỉ, ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng trái. Điều này tránh cho tử cung lớn đè vào động mạch chủ, giúp máu đi nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn.

Theo dõi cử động thai: Khi mẹ thức, thai nhi cũng thức theo. Ngược lại, con sẽ ngủ cùng mẹ. Do đó, bà bầu nên theo dõi cử động của thai nhi. Trung bình, một ngày thai nhi cử động ít nhất 5 lần. Nếu nhận thấy con ít hoặc không cử động, mẹ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Theo zingnews