Thiếu cẩn thận khi dùng thuốc

Thuốc là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Với người bình thường, việc dùng thuốc không được tùy tiện, với bà bầu càng phải thận trọng hơn. Vì vậy, bất kỳ thuốc nào sử dụng trong thai kỳ đều phải thông qua hướng dẫn của bác sĩ. Vì nếu tùy tiện sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường. Bà bầu tuyệt đối không sử dụng thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc và không hiểu rõ thành phần của nó.

Nhiều bà bầu đặc biệt là người mang thai lần đầu, thường có tâm trạng không an và hay lo lắng cho sức khỏe của thai nhi.

Nhiều bà bầu đặc biệt là người mang thai lần đầu, thường có tâm trạng không an và hay lo lắng cho sức khỏe của thai nhi.

Stress, lo âu, trầm cảm

Nhiều bà bầu đặc biệt là người mang thai lần đầu, thường có tâm trạng không an và hay lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Mặt khác sự thay đổi về nội tiết và và các yếu tố khác trong cơ thể thai phụ cũng khiến họ dễ mắc chứng trầm cảm hơn. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, thậm chí mắc các chứng về rối loạn cảm xúc.

Tuy nhiên nếu chỉ thỉnh thoảng lo âu, chán nản hay có các cảm xúc tiêu cực, nhưng người mẹ bình tĩnh cân bằng lại trạng thái lại càng sớm càng tốt thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.

Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá

Rượu và thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu uống quá nhiều rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. Trong khi đó, thuốc lá cũng có thể gây ra những tác động vô cùng nặng nề như: trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu…Trong thai kỳ và gần thời điểm thụ thai, các bà mẹ tương lai không nên uống rượu, hút thuốc và cũng tránh cả hút thuốc thụ động để thai nhi phát triển tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Cùng với sự phát triển kinh tế, ngày nay bà bầu đều có dinh dưỡng đầy đủ, nhưng một số ít trong đó lại bị thiếu dinh dưỡng và điều đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến bé dễ bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ và một loạt các vấn đề khác. Một số thai phụ kén ăn cũng có thể khiến thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định có thể gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh…

Một tỷ lệ cao trẻ em hiện đại bị mắc các chứng dị ứng có liên quan chặt chẽ đến di truyền. Những người mẹ bị dị ứng thức ăn quá nhiều khi mang thai có thể khiến cho các thai nhi bị mắc chứng dị ứng khi sinh ra cao hơn so với những người mẹ bình thường khác. Vì vậy trong quá trình mang thai, nếu đã có phản ứng dị ứng thì tốt nhất thai phụ nên tránh loại thức ăn đó để giảm nguy cơ dị ứng bào thai.

Người mẹ có bệnh lý trong thai kỳ và nếp sinh hoạt không khoa học

Một người mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh. Trái lại, nếu mẹ mắc các bệnh như: bệnh huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ thì có thể gây ra những bất thường của thai nhi.

Ngay cả khi người mẹ không có bệnh, nhưng nếu có những thói quen không tốt như thức khuya, lười vận động, không tập thể dục, hay đi chơi khuya, làm việc quá sức… thì "môi trường sống" bên trong của thai nhi cũng không được tốt và không thể lớn lên khỏe mạnh.

Một người mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh.

Một người mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh.

Tiếng ồn và bức xạ

Tiếng ồn là một trong những điều khiến thai nhi sợ nhất. Từ tháng thứ 6, thai nhi đã bắt đầu nghe được âm thanh từ bên ngoài. Môi trường xung quanh có những tiếng động lớn, đột ngột có thể làm cho thai nhi sợ hãi. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai chịu tác động của tiếng ồn lớn và thường xuyên thì thai nhi sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí ảnh hưởng sự phát triển thính giác, thai nhi có nguy cơ mất độ nhạy thính giác bẩm sinh.

Việc mẹ bầu phải tiếp xúc với bức xạ như X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai, thai nhi chậm phát triển tinh thần. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: liều chiếu xạ, tần suất chiếu và tuần tuổi của thai nhi. Liều bức xạ càng cao thì nguy cơ càng lớn.

Lời khuyên của bác sĩ

Để bà bầu và thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh và an toàn, các bác sĩ đưa ra các lời khuyên dưới đây:

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh và được tư vấn các biện pháp phòng và điều trị.
  • Cần có nếp sinh hoạt ổn định và lành mạnh, khoa học.
  • Lựa chọn các thực phẩm an toàn, chất lượng, sạch.
  • Cố gắng duy trì một tâm trạng vui vẻ, lạc quan.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá trong suốt thời kỳ mang thai.

Theo suckhoedoisong.vn