leftcenterrightdel
 

Các mẹ thường ví chân mình là "chân voi" trong thời kỳ mang thai. Bởi từ bắp chân, mắt cá chân, bàn chân, ngón chân... đều bị phù lên. Ba tháng giữa là khoảng thời gian hiện tượng phù có thể thấy rõ, nhưng phù chân thường xuất hiện khi mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 5 trở đi, trừ trường hợp thai phụ đứng rất nhiều hoặc thời tiết nóng bức.

Với ba tháng cuối thai kỳ, hiện tượng phù chân khi mang bầu xuất hiện rõ nhất, và phổ biến nhất. Càng tiến gần tới thời điểm chuyển dạ thì phù chân sẽ ngày càng nặng hơn, và thường sau khi sinh nở từ vài ngày tới vài tuần thì tình trạng phù cũng tự biến mất.

Lo lắng về tình trạng này trong thời gian mang thai, mẹ bầu Minh Hằng đã áp dụng một cách. Đó là chăm chỉ ngâm chân với nước ấm. Được biết, việc ngâm chân mỗi ngày có những công dụng giúp vừa thư giãn, vừa giảm bớt hiện tượng phù chân và nhức mỏi thường xảy ra khi mang thai.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
 

Minh Hằng chăm chỉ ngâm chân trong thai kỳ.

Các mẹ có thể ngâm chân với nước ấm cùng một chút muối, sả tươi, bã trà, gừng... Nước ấm sẽ giúp bàn chân giãn nở, tăng cường lưu thông máu. Chăm chỉ ngâm chân trước khi đi ngủ giúp các mẹ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon hơn. 

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ngâm chân?

- Cần chú ý nhiệt độ nước khi ngâm chân, không quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 38-43 độ C. 

- Mẹ cũng không nên kéo dài thời gian ngâm chân, chỉ ngâm khoảng 15 phút cho đến khi cơ thể cảm thấy nóng là đủ. 

- Thời gian thích hợp cho việc ngâm chân là buổi tối trước khi đi ngủ, vừa giúp mẹ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm và có một giấc ngủ ngon. 

- Ngâm chân thường xuyên và đúng cách sẽ giúp tinh thần thư giãn, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và phòng chữa bệnh vô cùng hiệu quả, đặc biệt là với phụ nữ đang trong thai kỳ.

Những cách giảm phù chân khi mang thai khác mẹ có thể áp dụng

- Hạn chế ăn quá mặn: Ăn mặn quá mức sẽ làm cơ thể tích nước nhiều khiến tình trạng sưng phù chân diễn tiến xấu hơn. Bữa ăn quá nhiều muối cũng không tốt cho thận, việc thu nạp nhiều nước cũng dẫn đến tuần hoàn máu tăng buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu.

- Hạn chế uống cafe: Caffeine có tác dụng như một chất lợi tiểu nhẹ làm thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu nhiều hơn trong ngày. Điều này khiến cơ thể có xu hướng giữ lại chất lỏng để tự cân bằng nên không tránh khỏi tình trạng phù nề chân có thể xảy ra.

- Uống nhiều nước: Các chuyên gia lý giải rằng việc uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thanh thải độc tố, loại bỏ bớt muối và dịch thừa ra khỏi cơ thể.

- Nằm nghiêng và kê cao chân khi ngủ: Hành động này được cho là cũng góp phần giảm tình trạng sưng phù. Ngoài cách này, bạn cũng có thể nằm ngửa và nâng chân gác lên tường nhà trong vài phút, thực hiện động tác như vậy khoảng vài lần trong ngày.

- Tập thể dục đều đặn: Trong suốt thời gian mang thai, bạn nên dành thời gian ít nhất từ 5-10 phút mỗi ngày để đi bộ. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu và hỗ trợ giảm sưng phù chân hiệu quả.

- Massage chân: Theo đó, việc massage giúp loại bỏ bớt lượng dịch thừa ra khỏi chân, từ đó giúp giảm sưng chân.

Thảo Hương