leftcenterrightdel
Cân nặng và chế độ ăn của người mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng tới thói quen ăn uống của đứa trẻ sau này. Ảnh: iStock 

Trong nghiên cứu về chuyển hóa phân tử, các nhà khoa học tại Đại học New Jersey State đã xem xét ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng từ người mẹ đến cân nặng và thói quen ăn uống của trẻ sau này.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã cho 3 con chuột ăn đồ ăn giàu chất béo trong và sau khi mang thai, 3 con còn lại được ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe.

Sau khi 6 con chuột trên sinh và nuôi con, các nhà khoa học đã xem xét sức khỏe của gần 50 con chuột con và kết luận trọng lượng của chúng phụ thuộc vào chế độ ăn của chuột mẹ. Ngoài ra, những con chuột con sinh ra từ 3 con chuột mẹ thừa cân ăn nhiều hơn so với nhưng con khác.

Điều này có thể lý giải do chế độ dinh dưỡng khác nhau trong thời kỳ mang thai và cho con bú dẫn đến các kết nối khác nhau giữa 2 phần của não gồm vùng dưới đồi và hạch hạnh nhân.

Nghiên cứu từ đó kết luận chế độ ăn những đứa trẻ phụ thuộc vào chế độ ăn của các bà mẹ. Bên cạnh đó, ăn phải thực phẩm không lành mạnh dù ở mức độ vừa phải cũng có thể dẫn đến tiêu thụ quá mức và béo phì.

Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này có thể giúp phát triển các loại thuốc ngăn chặn cảm giác thèm ăn đồ không lành mạnh.

Phụ nữ chỉ số khối cơ thể (BMI) cao trong khi mang thai có thể khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý .

Theo Đại học Sản phụ khoa Mỹ, giảm cân trước khi mang thai là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các vấn đề do béo phì. Tuy nhiên, những thai phụ có chỉ số BMI cao vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh nếu quản lý cân nặng cẩn thận, ăn kiêng, tập thể dục và chăm sóc trước khi sinh thường xuyên.

Theo Zingnews