Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân
Theo bác sĩ nội tiết của phòng khám MEDSI Leninsky Prospekt Irina Zyatikova cho biết trên trang Gazeta.ru, trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân có thể là do gặp vấn đề về thể chất hoặc vật lý. Nếu không đi kèm với sốt hay các triệu chứng khác, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi chân tay trẻ sơ sinh lạnh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang hoạt động đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị lạnh bàn tay bàn chân kèm theo vài dấu hiệu khác, phụ huynh cần hết sức thận trọng.
Ở giai đoạn sơ sinh, sự phát triển của bé vẫn đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Nếu trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân thì tình trạng này hầu như luôn liên quan đến hệ tuần hoàn. Nguyên nhân là do hệ tuần hoàn của bé vẫn chưa hoàn thiện, do đó, máu sẽ mất nhiều thời gian hơn để đưa xuống chân hay tay. Tay chân là bộ phận ngoại vi của cơ thể, do đó, máu sẽ ưu tiên đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể như tim, phổi, não, thận… Và tay chân là bộ phận cuối cùng mà máu lưu thông đến. Thậm chí, sự chậm trễ của quá trình lưu thông máu hoàn toàn có thể khiến tay chân bé chuyển thành màu tím. Do đó, so với vùng trung ương (thân mình, đầu), nhiệt độ tay chân có thể thấp hơn một chút khiến chân tay trẻ sơ sinh lạnh.
"Việc lưu thông máu kém là do sự non nớt của hệ thần kinh tự chủ. Việc điều hòa nhiệt bắt đầu hình thành dần dần từ ngày thứ hai hoặc thứ ba trong cuộc đời của trẻ. Việc của cha mẹ là cần duy trì điều kiện nhiệt độ bình thường trong phòng, vì luồng không khí lạnh có thể khiến da trẻ bị mất nhiệt đáng kể" - bác sĩ nội tiết Zyatikova cho hay.
Ngoài ra, các ngón chân, bàn tay, đầu gối là những bộ phận hoạt động nhiều hơn nên tích mỡ ít hơn và sẽ không giữ ấm được lâu. Hệ thống mạch máu ở đây có ít chất béo hơn nên dễ bị cảm lạnh.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp trong cùng một môi trường, nhiệt độ tay chân của trẻ lạnh hơn nhiều so với các bộ phận khác, đồng thời cũng lạnh hơn so với những người xung quanh thì cha mẹ nên lưu ý và xem xét kỹ nguyên nhân để có hướng xử lý. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân bất thường như sau:
- Mặc ít quần áo: Mùa đông hoặc trong môi trường máy lạnh, một số bộ phận trên cơ thể trẻ không được giữ ấm như bàn tay, bàn chân, cổ... sẽ có xu hướng bị lạnh. Nếu tay chân của trẻ bị thâm lại trong môi trường nhiệt độ thấp và không có các triệu chứng đặc biệt khác, cha mẹ cần mặc thêm áo ấm cho trẻ và tăng nhiệt độ điều hòa.
- Do bệnh thiếu máu ở trẻ em: Tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh sẽ khiến cho lượng máu không đủ cung cấp đến bàn tay, bàn chân của trẻ. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng tay chân trẻ sơ sinh lạnh.
- Có thể trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân là do thiếu vitamin B12: Ngón tay, chân là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể con người. Trong khi đó, vitamin B12 rất cần thiết cho sự sản sinh hồng cầu trong tủy xương, các vỏ bọc dây thần kinh và các protein. Do đó, việc thiếu vitamin này sẽ khiến cho các đầu ngón tay, ngón chân bé bị lạnh buốt, gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đầu ấm chân tay lạnh.
- Tay chân trẻ sơ sinh bị lạnh là biểu hiện của viêm tĩnh mạnh: Tĩnh mạch có chức năng cung cấp máu cho các cơ quan ở phía xa hơn như tay, chân. Khi tĩnh mạch của trẻ bị tổn thương hay viêm nhiễm, chân tay bé sẽ bị lạnh và gây hậu quả nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời.
- Rối loạn chức năng tuyến mồ hôi: Bệnh lý tuyến mồ hôi cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tay chân lạnh. Bệnh gây ra mồ hôi bất thường, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân khiến cơ thể mất nhiệt nhiều hơn và làm lạnh vùng da tay, chân.
- Trẻ có thể bị viêm phổi cấp: Trẻ bị tay chân lạnh trong mùa lạnh có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi cấp. Nếu bị viêm phổi, ngoài tình trạng trẻ sơ sinh tay chân lạnh thì bé sơ sinh còn có các triệu chứng như bỏ bú, tiêu chảy…
Khi thấy con bị lạnh tay chân kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: sốt cao trên 39 độ C, da xanh xao thậm chí tím tái, phản ứng của bé sẽ không nhạy bén như bình thường, không cười, không khóc trong nhiều giờ, trẻ khó đánh thức, bất động, buồn ngủ, khô môi và lưỡi, mắt trũng sâu, thóp trũng, khi thở bụng phình ra, ngực hóp lại, ớn lạnh, run rẩy, cứng cổ, nổi mụn nước trên da, phát ban , quấy khóc liên tục... cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân?
- Khi tay chân con bị lạnh trong điều kiện môi trường xung quanh cũng xuống nhiệt, cha mẹ cần mặc áo dài tay, mang tất - găng tay cho trẻ. Tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường xung quanh bình thường, mẹ không cần ủ, quấn chăn, khăn tã hay mặc quá ấm cho trẻ. Bởi con có thể bị ra mồ hôi. Nếu nhiệt không thoát được ra ngoài, bé dễ bị nhiễm lạnh nhiều hơn.
- Với các bé lớn, đã biết đi, mẹ cần tránh để bé đi chân đất trên sàn đá lạnh. Tốt nhất nên mua những đôi dép dành để đi trong nhà cho bé. Khi bé lớn hơn một chút, bạn cũng có thể cho bé ngâm chân tay bằng nước ấm pha gừng muối trước giờ đi ngủ.
- Thường xuyên cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D giúp trẻ không bị thiếu canxi.
- Khi chân bé quá lạnh, phụ huynh có thể làm ấm bàn tay mình bằng cách xoa hai lòng bàn tay vào nhau hoặc sử dụng chút tinh dầu an toàn cho bé để massage chân. Việc massage lòng bàn chân vừa giúp khí huyết lưu thông, vừa khiến bé dễ chịu, từ đó bé dễ ngủ hơn.
- Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, mẹ cần cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng, thịt bò, đậu nành… Đồng thời, cho trẻ bị lạnh tay chân ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.
Minh Nhật