leftcenterrightdel
(Ảnh minh họa. Getty images) 

 

Nước là một trong những thành phần vô cùng quan trọng của cơ thể người. Ở người lớn, khi bị mất nước sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mỗi người. Vì vậy, bổ sung nước là việc không thể thiếu hàng ngày của mỗi người.

Vậy trẻ sơ sinh có cần uống thêm nước lọc không? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước lọc ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vậy tại sao lại như vậy?

Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của bé. Để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng tốt nhất cho bé, việc cung cấp đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn dinh dưỡng chính và duy nhất của trẻ sơ sinh.

Sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nó không chỉ cung cấp đầy đủ nước mà còn chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như: chất béo, protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và các yếu tố tăng trưởng và miễn dịch.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sữa mẹ chứa khoảng 87% nước, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước của trẻ.

Ngoài ra, sữa mẹ chứa các yếu tố tăng trưởng và miễn dịch giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch mạnh mẽ, giúp bé chống lại các bệnh tật.

Sữa mẹ còn giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim và béo phì khi lớn lên.

Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú sữa mẹ giúp tạo ra một mối quan hệ đặc biệt giữa mẹ và con, giúp bé cảm thấy an toàn và yêu thương.

leftcenterrightdel
(Ảnh: Getty images) 

 

Sữa công thức

Nếu không thể cho con bú sữa mẹ, sữa công thức là lựa chọn thay thế tốt nhất. Các loại sữa công thức hiện nay đã được thiết kế để cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh. Chúng cũng chứa khoảng 87% nước, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước của trẻ.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý chọn loại sữa công thức phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Cho trẻ sơ sinh uống thêm nước lọc sớm gây ra hậu quả gì?

Việc cho trẻ sơ sinh uống thêm nước lọc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ

Trong sữa mẹ có khoảng 87% nước, có thể cung cấp đầy đủ lượng chất lỏng mà bé cần. Cho trẻ sơ sinh uống nước lọc sớm có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và sữa bột.

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, việc mẹ cho con uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Khi đó, lượng hấp thu sữa của con cũng giảm. Ngoài ra, nếu cho bé uống thêm nước sau khi bú sữa mẹ cũng có thể khiến cho bé bị nôn.

Với trẻ bú sữa công thức, bố mẹ có thể cho bé uống ngụm nhỏ để tráng lưỡi sau ăn. Tuy nhiên, lượng nước không nên quá 30ml/ngày. Việc mẹ pha loãng sữa công thức để tránh táo bón cho trẻ hay để tiết kiệm sữa sẽ khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng hơn so với nhu cầu cơ thể.

leftcenterrightdel
 (Ảnh minh họa. Minh Quyết/TTXVN)

 

Ngộ độc nước

Nước lọc không chứa các chất điện giải cần thiết để cân bằng lượng nước trong cơ thể. Khi trẻ uống quá nhiều nước lọc, lượng natri trong máu sẽ bị loãng, dẫn đến ngộ độc nước. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và thậm chí là co giật.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Nước dùng hàng ngày vẫn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Dù nước đã được lọc hay đun sôi có thể vẫn không loại bỏ được hoàn toàn các mầm bệnh.

Bên cạnh đó, đường ruột của trẻ sơ sinh còn non nớt và dễ bị nhiễm trùng. Nước lọc có thể làm loãng dịch dạ dày, làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa cho bé.

leftcenterrightdel
 (Ảnh: Getty images)

 

Đặc biệt, trong sữa mẹ có chứa một lượng lớn kháng thể giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại một số bệnh thường gặp trong những tháng đầu. Nếu trẻ vì no nước mà uống ít sữa có thể trẻ sẽ không hấp thu được đầy đủ lượng kháng thể này. Vì vậy cho trẻ sơ sinh uống nước lọc sớm sẽ khiến cho bé có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

Thận của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện chức năng. Việc bổ sung dư lượng nước cần thiết sẽ khiến thận của bé phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài thì có thể khiến chức năng thận của bé bị tổn thương quá sớm./.

Theo vietnamplus