1. Lựa chọn sữa phù hợp cho người bệnh đái tháo đường

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị, hàm lượng carbohydrate trong bữa ăn để đạt được lượng đường trong máu khỏe mạnh. Kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn có thể giúp bạn xác định loại thực phẩm nào và số lượng mà cơ thể cũng như lượng đường trong máu phản ứng.

Mặc dù sữa bò bổ sung canxi vào chế độ ăn nhưng tác động của nó lên lượng đường trong máu sẽ khiến người mắc bệnh đái tháo đường phải cân nhắc các lựa chọn thay thế.

Theo BSCKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe, có một số tiêu chí giúp lựa chọn sữa phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường bao gồm:

  • Lựa chọn sữa có chỉ số đường huyết GI thấp: ≤ 55 để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Chọn sữa không đường, ít ngọt, tách béo: Giúp giảm thiểu nguy cơ tăng chỉ số đường huyết, mắc các biến chứng tim mạch.
  • Dùng sữa phù hợp với thể trạng: Lựa chọn loại sữa có thêm tác dụng hỗ trợ phù hợp như: Chống loãng xương, cải thiện giấc ngủ, thể trạng…
  • Lựa chọn sữa có nguồn gốc thực vật (sữa hạt): Sữa đậu nành, sữa hạnh nhân…

2. Sữa tốt nhất cho người mắc bệnh đái tháo đường

Loại sữa nào tốt nhất cho người mắc bệnh đái tháo đường? - Ảnh 2.

Sữa hạnh nhân hầu như không chứa carbohydrate là một trong nhiều lựa chọn cho người bệnh đái tháo đường.

Loại sữa tốt nhất dành cho người mắc bệnh đái tháo đường phụ thuộc vào hương vị, chế độ ăn uống hàng ngày và lượng carbohydrate tổng thể hàng ngày. Nếu người đái tháo đường đặt mục tiêu giảm lượng carbohydrate càng nhiều càng tốt thì sữa hạnh nhân và hạt lanh hầu như không chứa carbohydrate.

Tất cả sữa bò đều chứa carbohydrate và điều quan trọng là những người mắc bệnh đái tháo đường phải tính yếu tố này vào lượng carbohydrate của họ. Tuy nhiên, sữa gầy có thể là một lựa chọn ít chất béo, ít calo hơn cho những người không dung nạp lactose và thích sữa bò.

Thực phẩm và đồ uống ít chất béo như sữa gầy có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn do hấp thu nhanh hơn. Do đó, việc theo dõi lượng glucose để xác định xem loại sữa bò nào là tốt nhất.

3. Các nghiên cứu liên quan giữa sữa và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Một số nghiên cứu khoa học đã cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa uống sữa và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Một nghiên cứu năm 2011 trên Tạp chí Dinh dưỡng đã kiểm tra 82.000 phụ nữ đã mãn kinh và khi bắt đầu nghiên cứu, họ chưa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường. Trong suốt 8 năm, các nhà nghiên cứu đã đo lượng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của người tham gia, bao gồm sữa và sữa chua.

Một nghiên cứu khác từ năm 2011, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, đã theo dõi mối quan hệ giữa việc tiêu thụ sữa trong thời niên thiếu và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 khi trưởng thành.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa hơn ở tuổi thiếu niên có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Họ cũng phát hiện ra rằng những thanh thiếu niên tiêu thụ nhiều sữa hơn và tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn ở tuổi trưởng thành cũng tiêu thụ ít đồ uống có đường và chất béo chuyển hóa, lượng đường huyết thấp hơn; tiêu thụ ít thịt đỏ, thịt chế biến sẵn hơn.

Một nghiên cứu năm 2014 do các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển thực hiện đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao hơn, bao gồm bơ, sữa chua, sữa, kem và phô mai, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của các chất béo bão hòa khác nhau và kết luận rằng chế độ ăn giàu các loại chất béo bão hòa có trong sữa có tác dụng bảo vệ phòng bệnh đái tháo đường type 2. Họ cũng tìm thấy mối liên hệ giữa việc tăng nguy cơ phát triển tình trạng này và chế độ ăn giàu chất béo bão hòa từ thịt.

Việc lựa chọn một loại sữa có thể đòi hỏi những cân nhắc khác nhau đối với những người đã mắc bệnh đái tháo đường type 2. Họ có thể tập trung nhiều hơn vào việc kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào hơn là lượng chất béo.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này nêu lên quan điểm rằng không phải tất cả chất béo đều có hại cho sức khỏe, kể cả những chất béo có trong sữa.

4. Dinh dưỡng ở mỗi loại sữa cho người bệnh đái tháo đường

Loại sữa nào tốt nhất cho người mắc bệnh đái tháo đường? - Ảnh 4.

Rất nhiều lựa chọn sữa dành cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Có nhiều loại sữa gồm sữa bò với tỷ lệ chất béo, đậu nành, hạt lanh, sữa gạo và sữa hạnh nhân khác nhau. Dưới đây là thông tin dinh dưỡng cho một số lựa chọn sữa phổ biến. Tất cả các khẩu phần đều dành cho 1 cốc (250ml) sữa:

- Sữa nguyên chất: Lượng calo: 149, chất béo: 8g, tinh bột: 12g, chất xơ: 0g, chất đạm: 8g, canxi: 276mg.

 Sữa gầy: Lượng calo: 91, chất béo: 0,61g, tinh bột: 12g, chất xơ: 0g, chất đạm: 9g, canxi: 316mg.

Sữa hạnh nhân (không đường): Lượng calo: 39, chất béo: 2,88g , tinh bột: 1,52g, chất xơ: 0,5-1g (tùy nhãn hiệu), chất đạm: 1,55g, canxi: 516mg.

Sữa đậu nành (không đường): Lượng calo: 79, chất béo: 4,01g, tinh bột: 4,01g, chất xơ: 1g. chất đạm: 7g, canxi: 300mg.

Sữa lanh (không đường, không thêm protein): Lượng calo: 24, chất béo: 2,50g, tinh bột: 1,02g, chất xơ: 0g (tùy nhãn hiệu), chất đạm: 0g, canxi: 300mg.

Sữa gạo (không đường); Lượng calo: 113, chất béo: 2,33g, tinh bột: 22g, chất xơ: 0,7g, chất đạm: 0,67g, canxi: 283 mg.

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều lựa chọn sữa dành cho người mắc bệnh đái tháo đường nhưng hàm lượng dinh dưỡng cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các loại sữa khác nhau. Điều quan trọng cần lưu ý là các loại sữa trên dành cho các loại không đường. Nếu những loại sữa này có thêm đường sẽ chứa nhiều carbohydrate hơn.

5. Những lợi ích từ sữa cho người bệnh đái tháo đường

Loại sữa nào tốt nhất cho người mắc bệnh đái tháo đường? - Ảnh 5.

Các sản phẩm từ sữa nếu chứa carbohydrate không tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Sữa có thể là nguồn cung cấp canxi, vitamin D và protein quan trọng đồng thời góp phần bổ sung lượng chất lỏng hàng ngày. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ khuyến nghị nên chọn đồ uống ít calo, ít carbohydrate như cà phê, trà không đường, nước.

Nếu đang tránh đường lactose, có các lựa chọn sữa khác, bao gồm các sản phẩm làm từ gạo, hạnh nhân, đậu nành, hạt lanh, dừa, cây gai dầu và hạt điều.

Một chế độ ăn uống có thể đa dạng và bổ dưỡng mà không cần thêm sữa. Những người muốn loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn sẽ cần tìm nguồn canxi thay thế.

Nhiều sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa chua, phô mai và kem có chứa carbohydrate. Người bệnh đái tháo đường nên đọc nhãn dinh dưỡng cẩn thận để biết khẩu phần và lượng carbohydrate.

Bất kể lựa chọn loại sữa nào, người bệnh đái tháo đường nên ăn uống điều độ và theo dõi lượng đường trong máu là điều quan trọng. Nên kiểm tra nhãn thực phẩm để biết thông tin về kích cỡ khẩu phần và số lượng carbohydrate.

 Nhiều loại thực phẩm có chứa carbohydrate, bao gồm: bánh mỳ, mỳ ống, các loại rau có tinh bột (khoai tây, đậu Hà Lan và ngô), đậu, sữa, sữa chua, trái cây, kẹo và các loại nước ép trái cây.

6. Một số lưu ý khi người bệnh đái tháo đường sử dụng sữa

Ngoài việc đái tháo đường uống được sữa gì hay uống sữa gì tốt nhất thì có một số lưu ý cho khi uống sữa hàng ngày:

Liều lượng: 1-2 ly/ngày sữa tốt nhất cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Thời điểm uống sữa tốt trong ngày:

Uống sữa vào buổi sáng: Nếu ăn uống kém, cần uống thêm sữa để đảm bảo dinh dưỡng, nên uống 1/2 ly sữa giữa 2 bữa ăn sáng và trưa hay giữa buổi trưa và buổi ăn chiều.

Không nên uống sữa vào buổi tối, trước khi ngủ, vì cả đêm cơ thể không vận động. Nếu uống sữa nhiều vào ban đêm sẽ gây tích trữ năng lượng, gây tăng cân và tăng đường huyết buổi sáng (chỉ nên uống sữa vào ban đêm khi có nguy cơ bị hạ đường huyết và phải có hướng dẫn của bác sĩ).

Không uống sữa ngay sau khi ăn, vì sẽ làm tăng đường huyết sau ăn.

Theo suckhoedoisong.vn