Loại thịt đẩy nhanh nguy cơ suy thận, tăng axit uric
Cập nhật lúc 23:05, Thứ tư, 21/02/2024 (GMT+7)
Thịt đỏ có thể làm tăng axit uric, dẫn đến bệnh gút và sỏi thận, ảnh hưởng thêm đến chức năng thận.
Protein có trong thịt đỏ là nguyên liệu để xây dựng cơ bắp, nó có thể duy trì tốc độ trao đổi chất cơ bản và khiến chúng ta cảm thấy no sau khi ăn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng tỉ lệ bệnh suy thận và axit uric cao.
Khi chúng ta nạp quá nhiều protein từ thịt đỏ, sẽ tạo ra nhiều chất chuyển hóa có tính axit hơn so với những loại thịt khác, những chất chuyển hóa này cần được thận lọc và bài tiết.
Ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng khối lượng công việc của thận, dẫn đến chức năng thận suy giảm dần dần, xuất hiện bệnh thận mạn tính.
Ngoài ra, protein trong thịt đỏ sau khi nạp vào cơ thể sẽ bị phân hủy và giải phóng ure vào máu. Thận lọc ure từ máu và bài tiết qua nước tiểu. Nếu chức năng thận bị suy giảm, ure dư thừa tích tụ trong cơ thể, gây hại cho thận.
Thịt đỏ, tức thịt từ động vật có vú chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu... có hàm lượng chất béo tương đối cao. Do đó, tiêu thụ vừa phải thịt đỏ là điều cần thiết, vì tiêu thụ quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường, tăng axit uric và một số bệnh ung thư.
Theo laodong