Đang ngồi họp với nhân viên, anh Quân (40 tuổi, Phú Nhuận) đột nhiên thấy mặt mũi tối sầm, đứng lên loạng choạng, sau đó ngã bất tỉnh. May mắn anh được cấp dưới đưa đi cấp cứu sớm, qua cơn hôn mê sâu. 

Trận đột quỵ suýt chết hụt lần này khiến anh Quân "bừng tỉnh" sau chuỗi ngày dài căng thẳng chạy deadline, hút thuốc, thức khuya, bỏ bê sức khỏe...

Chủ quan không phòng ngừa, anh Lê Quảng (42 tuổi, Gò Vấp) cũng bị đột quỵ quật ngã ngồi xe lăn. Sau nhiều tháng nỗ lực vật lý trị liệu, anh mới đi lại được bình thường. 

Nhưng chính chuỗi ngày đối mặt với bệnh tật, người đàn ông trụ cột gia đình mày mới thấm thía nỗi sợ đánh mất tương lai, sự nghiệp, vợ trẻ con thơ không ai lo. "Ở tuổi này, mình phải sống khỏe mạnh trước, thì mới lo cho gia đình được", anh Quang nói.

Theo Bệnh viện Đại học Erasmus (Hà Lan), những người sống sót sau đột quỵ có khả năng tái phát gấp 3 lần. Do đó, nếu suýt chết hụt một lần, nhất định phải chú ý phòng bệnh về sau. 39% các ca đột quỵ tái phát do các yếu tố tim mạch như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu... 

Sau đột quỵ, cần đo huyết áp mỗi ngày (huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg) để phòng ngừa nguy cơ. Định kỳ 3-6 tháng, nên đi kiểm ra đường huyết và sức khỏe tim mạch.

Đồng thời, cần tập thể dục thể thao 3-5 ngày/tuần; giảm ăn muối xuống dưới 1,5 g/ngày; uống ít nhất 2 lít nước; ngủ sớm và đủ 7-8 tiếng; giữ cân nặng ở mức 18,5 - 24,9 BMI; giảm căng thẳng stress; tránh ôm việc về nhà; bỏ hút thuốc lá... để chăm sóc sức khỏe tim mạch.

Hạn chế ăn dầu mỡ là nguyên tắc tiên quyết. Nếu cảm thấy thèm, có thể ăn vào thời điểm sáng hoặc trưa, tránh ăn vào bữa tối. Và nếu ăn một phần đồ chiên, thì nên ăn kèm 2-3 phần rau xanh đậm, bởi chất xơ giúp đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, hạn chế thịt đỏ chứa nhiều cholesterol.


Thay vào đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần, vì dầu cá giúp giảm lượng "mỡ" triglycerides trong máu. Natto (đỗ tương lên men), một món ăn truyền thống của người Nhật mới du nhập vào Việt Nam gần đây, cũng có khả năng lọc sạch máu và ngừa cục máu đông hiệu quả nhờ chứa enzym nattokinase. 

Loại enzym này có khả năng phân hủy tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu) mạnh gấp 4 lần plasmin (enzym làm tan máu đông).

Nếu công việc bận rộn, người từng đột quỵ có thể sử dụng thêm các sản phẩm dự phòng tái phát chứa nattokinase. 

Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, hay xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân... cũng nên dự phòng sớm. Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) khuyến cáo, nên ăn 50g natto hoặc bổ sung 2.000FU nattokinase mỗi ngày để phát huy được hiệu quả phòng đột quỵ.

Theo tuoitre