leftcenterrightdel
Củ cải đường có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phù hợp với người huyết áp thấp. Ảnh: AI - Ngọc Thùy 

Bà Shweta Shah, nhà dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ, đồng thời là người sáng lập tại Eatfit24/7 (trang web chuyên về sức khỏe dinh dưỡng) cho biết, từ việc cải thiện sức khỏe tiêu hóa giảm viêm, củ cải đường được biết đến với vô số lợi ích vì chứa đầy đủ các khoáng chất và dinh dưỡng thiết yếu như folate, vitamin B9, kali, sắt, mangan, đồng, vitamin C và các hợp chất thực vật cùng với nhiều đặc tính thúc đẩy, hỗ trợ sức khỏe.

Ngoài ra, củ cải đường cũng ít calo và chất béo. Hơn nữa, ăn củ cải đường cũng giúp tăng cường hiệu suất thể thao và nâng cao sức bền.

Củ cải đường là nguồn chất xơ tốt, có lợi cho sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính. Nó chứa nitrat, giúp cải thiện lưu lượng máu và cải thiện chức năng nhận thức.

Tuy nhiên, bà Shweta Shah cũng nói thêm rằng, củ cải đường chứa hàm lượng cao nitrat, giúp hạ huyết áp. Như vậy, mặc dù củ cải đường rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng có thể gây hại cho những bệnh nhân bị huyết áp thấp. Ngược lại, nó lại tốt cho những người bị huyết áp cao.

"Do củ cải đường có hàm lượng nitrat cao và có thể gây ngộ độc nitrat ở trẻ sơ sinh, vì vậy nên tránh dùng cho trẻ sơ sinh từ ba tháng tuổi trở xuống”, bà Shweta Shah lưu ý.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Lovneet Batra, nhà dinh dưỡng thuộc Hiệp hội Dinh dưỡng Ấn Độ cũng khẳng định, củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp, bởi chứa một lượng lớn nitrat nên có thể chuyển đổi thành oxit nitric. Hợp chất này làm giãn mạch máu, giúp cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp tổng thể một cách hiệu quả ở người bệnh huyết áp cao.

Theo laodong