Cắn móng tay mãn tính cũng có thể khiến cho vùng da đó dễ bị nhiễm trùng khi truyền vi khuẩn và vi rút có hại từ miệng sang ngón tay và từ móng tay sang mặt và miệng.

 'Nghiện' cắn móng tay có ảnh hưởng tới sức khỏe ? - Ảnh 1.

Móng tay cắt ngắn cũng có thể là cách giúp ngưng cắn móng tay

SHUTTERSTOCK

Thói quen cắn móng tay còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ vì có thể làm cho móng tay biến dạng về hình thái, ngắn, nham nhở, rối loạn hình thái móng tay.

Với trẻ nhỏ, khi cắn móng tay sẽ đưa các vi khuẩn vào miệng, khiến dễ mắc các bệnh răng miệng, bệnh đường tiêu hóa.

Để ngừng cắn móng tay, các bác sĩ da liễu khuyên nên áp dụng các mẹo như cắt ngắn móng tay để bớt "cám dỗ" cắn móng tay; sơn móng tay có vị đắng lên móng tay, vị đắng của nó sẽ không khuyến khích bạn cắn móng tay. Ngoài ra, cũng có thể dùng băng dính hoặc miếng dán để che móng tay hoặc đeo găng tay.

Thay thế thói quen cắn móng tay bằng một thói quen tốt, vì bận rộn cũng giúp quên cắn móng tay.

Xác định các yếu tố "kích hoạt" cắn móng tay. Đôi khi, yếu tố đó có thể là những tác nhân gây bệnh về thể chất hoặc tâm lý chẳng hạn như buồn chán, căng thẳng hoặc lo lắng. Tìm ra nguyên nhân hình thành thói quen cắn móng tay từ đó có thể tìm ra cách để tránh những trường hợp này.

Trong trường hợp đã nhiều lần cố gắng bỏ thói quen cắn móng tay nhưng vẫn không thay đổi được, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, trường hợp cắn móng tay và bị nhiễm trùng da hoặc móng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu được điều trị sớm và tránh biến chứng.

Tại Bệnh viện Da liễu T.Ư, các bác sĩ đã gặp một số trường hợp cắn móng tay dẫn đến nhiễm trùng, viêm nặng, mụn mủ vùng da quanh móng tay.

Theo Thanh niên