Thầy thuốc đốt nóng dụng cụ rồi áp lên các huyệt đạo để lưu thông máu. Ảnh: Consoglobe.
Theo Đông y, khí lạnh từ môi trường tiếp xúc vào cơ thể con người qua hai con đường chính. Một là phía sau qua "cổng gió" bao gồm lưng và cổ. Con đường thứ hai ở phía trước là mũi và miệng. Để phòng tránh cảm lạnh đầu mùa, ngoài việc ăn mặc ấm và che chắn cẩn thận vùng cơ thể dễ bị lạnh, cần chú ý đến chế độ ăn uống.
Ăn uống không chỉ bổ dưỡng mà còn duy trì sự cân bằng giữa âm và dương trong cơ thể. Thực phẩm có tính chất "nhiệt" giúp tăng cường năng lượng cho thận và hỗ trợ miễn dịch chống lại cảm lạnh, như ngũ cốc, các loại đậu và rau củ gồm hành, tỏi, củ cải, súp lơ... Thực phẩm giàu đạm giúp cân bằng năng lượng âm dương gồm thịt vịt, thịt gà. Dinh dưỡng có trong các loại gia cầm giúp bạn bảo vệ khỏi bệnh cảm lạnh.
Trái cây mùa lạnh như lê, nho, cam, trà hoặc súp nóng với thành phần gừng, kỷ tử... đều có thể phòng trị cảm lạnh. Hạn chế ăn trái cây mang tính hàn như dưa hấu, dưa chuột, dưa vàng... vì có thể bị tiêu chảy.
Y học cổ truyền Trung Quốc còn có phương pháp moxa, tức đốt ngải cứu, trị cảm lạnh. Thuật ngữ moxa bắt nguồn từ Nhật Bản, được ứng dụng ở Trung Quốc với một cách khác. Thầy thuốc sử dụng dụng cụ hình nón, hình tròn hoặc hình trụ có chứa ngải cứu được đốt cháy, khi tiếp xúc với da có tác dụng tương đương với châm cứu. Cách này sẽ làm ấm cơ thể, giúp kích hoạt và lưu thông máu, ngăn ngừa hoặc điều trị thấp khớp, đau khớp và cơ, tiêu chảy, rối loạn đau bụng kinh nguyệt...
Bấm huyệt cũng là cách điều trị cảm lạnh. Cách thức là bấm huyệt theo hướng từ dạ dày đến đầu gối. Để bốn ngón tay bên dưới xương bánh chè hoặc điểm giữa rốn, ấn xoa bóp tại chỗ 200 lần.
Theo
vnepress