Người trưởng thành tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: ngủ sớm và thức khuya, đồng thời được theo dõi trong vòng 1 tuần cách cơ thể tiêu thụ năng lượng khi nghỉ ngơi và khi thực hiện các bài tập cường độ từ trung bình đến cao trên máy chạy bộ.

Nguy cơ mắc bệnh mạn tính ở người thức khuya - ảnh 1

Với những người thức khuya, nguy cơ béo phì, đái tháo đường thể 2 và bệnh tim mạch được ghi nhận cao hơn so với nhóm ngủ sớm

SHUTTERSTOCK

Kết quả nghiên cứu ghi nhận sự khác nhau trong quá trình trao đổi chất của những người ngủ sớm và thức khuya. Người thức khuya ít nhạy cảm với hormone insulin hơn so với nhóm ngủ sớm. Nguồn năng lượng chính của người ngủ sớm thường là chất béo, trong khi của người thức khuya là carbohydrate. Người ngủ sớm được ghi nhận hoạt động tích cực hơn trong các hoạt động ban ngày và cũng đốt cháy nhiều chất béo hơn so với người thức khuya, trong lúc nghỉ ngơi cũng như khi vận động. Điều này có nghĩa chất béo có thể tích tụ dễ dàng hơn ở những cư dân “cú đêm”.

“Với những người thức khuya, nguy cơ béo phì, đái tháo đường thể 2 và bệnh tim mạch được ghi nhận cao hơn so với nhóm ngủ sớm. Chuyển hóa chất béo rất quan trọng. Nếu bạn có thể đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng, cơ thể sẽ hấp thụ glucose một cách bền bỉ hơn”, giáo sư Steven Malin thuộc Đại học Rutgers (Mỹ), tác giả cấp cao của nghiên cứu, cho biết trên CNN.

Nghiên cứu được cho là có thể giúp các chuyên gia y tế xem xét một yếu tố hành vi góp phần vào nguy cơ mắc bệnh.

Theo Thanh niên