Khoảng 20%-25% bé gái bị thiếu máu nhược sắc, hay còn gọi là chứng "xanh lướt thiếu nữ". Đó là biểu hiện của chứng thiếu máu do thiếu sắt. Điều này làm giảm khả năng vận chuyển oxy tới các mô cơ thể.

Nguyên nhân thiếu máu nhược sắc

Tế bào hồng cầu bình thường có hình đĩa hai mặt lõm, với một vùng xanh xao ở tâm nếu nhìn bằng kính hiển vi. Trong các tế bào nhược sắc, khu trung tâm xanh xao tăng bất thường. Sự giảm màu đỏ này là do sự suy giảm không cân đối của hemoglobin hồng cầu (sắc tố tạo ra màu đỏ) theo tỷ lệ với thể tích của tế bào.

Thiếu máu nhược sắc là tình trạng xuất hiện sự suy giảm số lượng huyết sắc tố trong tế bào, kích thước hồng cầu biến đổi và nhạt màu hơn bình thường.

 

Thiếu máu nhược sắc là tình trạng xuất hiện sự suy giảm số lượng huyết sắc tố trong tế bào, kích thước hồng cầu biến đổi và nhạt màu hơn bình thường.

Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu sắt ở bé gái vào khoảng 2,4ml/ngày (gấp đôi bé trai). Tuy nhiên, do chế độ dinh dưỡng không cân đối, thậm chí thiếu chất, cộng với sự mất máu khi có kinh nguyệt, khiến bé gái bị mất chất sắt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu. Những bé gái có vấn đề bất thường về kinh nguyệt thì tình trạng thiếu máu do thiếu sắt càng nặng hơn.

Nguyên nhân rất đa dạng, như:

  • Thiếu sắt, thiếu vitamin nhất là folate (vitamin B9) và vitamin .
  • Mắc bệnh viêm nhiễm như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, thận, Crohn
  • Mắc bệnh bạch cầu, bệnh tủy, bệnh lý đường tiêu hóa như tiêu chảy, viêm loét dạ dày…, do ngộ độc chì, ngộ độc thuốc isoniazid, dùng thuốc chloramphenicol và rối loạn chuyển hóa vitamin B6.
  • Do mắc thalassemia (di truyền bẩm sinh) gây phá hủy các tế bào hồng cầu quá mức, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Chứng thiếu máu nhược sắc còn do các bệnh đường ruột, do bị nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc.

Biểu hiện khi thiếu máu nhược sắc

Bệnh thiếu máu được phân loại dựa trên số lượng hồng cầu và tỷ lệ huyết sắc tố (hemoglobin) với 3 loại chính: thiếu máu ưu sắc, thiếu máu nhược sắc và thiếu máu đẳng sắc. Thiếu máu nhược sắc trước đây được gọi là bệnh vàng da hoặc bệnh xanh lá cây với các sắc thái da khác biệt ở bệnh nhân. Các dấu hiệu nhận biết:

  • Da tái xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đôi lúc có cảm giác ngứa.
  • Người mệt mỏi, suy nhược, hoa mắt chóng mặt, ù tai.
  • Cơ thể chậm phát triển, tóc rụng nhiều, dễ gãy.
  • Chán ăn, bụng khó chịu, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
  • Móng tay móng chân biến đổi hình dạng, khô, da dẻ xanh xao, kém sức sống

Để điều trị thiếu máu nhược sắc các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn uống các viên uống hoặc sẽ chỉ đỉnh cho bệnh nhân truyền máu qua đường tĩnh mạch, tiêm hormone để tăng sản xuất hồng cầu.

Để điều trị thiếu máu nhược sắc các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn uống các viên uống hoặc sẽ chỉ định cho bệnh nhân truyền máu qua đường tĩnh mạch, tiêm hormone để tăng sản xuất hồng cầu.

Điều trị và hạn chế thiếu máu nhược sắc

Nếu để triệu chứng thiếu máu kéo dài mà không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Chậm phát triển ở trẻ em; Suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể; Dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng; Thiếu máu lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim…

Để điều trị thiếu máu nhược sắc các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn uống các viên uống hoặc sẽ chỉ định cho bệnh nhân truyền máu qua đường tĩnh mạch, tiêm hormone để tăng sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, triệu trị thiếu máu nhược sắc cũng cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để tìm được phương hướng điều trị đúng.

Để phòng tránh chứng thiếu máu nhược sắc, cha mẹ và bản thân các bạn tuổi vị thành niên cần lưu ý:

  • Cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, không bỏ bữa. Trong bữa ăn hằng ngày bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C, nhất là ở giai đoạn có kinh nguyệt. Nên bổ sung thêm thuốc chứa chất sắt phối hợp với acid folic nhưng dưới chỉ định dùng của bác sĩ.
  • Nên tẩy giun theo định kỳ.
  • Điều trị dứt điểm rong kinh, rong huyết (nếu có).
  • Hạn chế các chất làm giảm hấp thu sắt như trà, cà phê.

Theo suckhoedoisong.vn