Bàn tay là bộ phận linh hoạt giúp con người khi thực hiện mọi hoạt động trong cuộc sống từ đơn giản đến các hoạt động phức tạp. Để đảm bảo chức năng này các khớp ngón tay đặc biệt khớp ngón cái đóng một vai trò rất quan trọng.

Bề mặt xương của ngón tay cái được bao phủ bởi một lớp sụn, có màu trắng và độ cứng như cao su. Các sụn khớp có chức năng che chắn, tạo bề mặt trơn láng giúp thuận lợi cho khớp chuyển động. Ngoài ra, còn có hệ thống các dây thần kinh, bao hoạt dịch, gân và dây chằng…

1.Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay

Ngón tay cái có tần suất vận động lớn và linh hoạt nhất. Vì thế, áp lực lên khớp ngón tay này cũng lớn hơn dẫn tới những cơn đau. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho khớp ngón tay cái bị đau:

Bị chấn thương

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên đau khớp ngón tay cái. Các chấn thương thường gặp là:

Bong gân (Bong gân ngón tay cái không chỉ gây đau đớn mà nó còn làm suy yếu khả năng cầm nắm đồ vật giữa ngón cái và ngón trỏ);

Trật khớp ngón tay cái (có thể gây tổn thương dây chằng hỗ trợ. Nên ngoài triệu chứng là các cơn đau, người bệnh còn thấy xuất hiện thêm tình trạng sưng phù tại khớp bị tổn thương);

Gãy xương ngón cái (là một chấn thương khác nghiêm trọng hơn bong gân và trật khớp. Nó làm ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật và có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp khi bạn về già.)

Do mắc các bệnh lý:

Viêm và thoái hóa khớp ngón tay cái, Hội chứng ống cổ tay, Hội chứng ngón cò súng (Trigger finger)…

Và các nguyên nhân khác như:

Dùng điện thoại quá nhiều: Dùng ngón tay cái gõ, lướt màn hình lặp lại nhiều lần khiến cho khớp ngón tay cái bị mỏi và đau.

photo-1662091328127

Hình ảnh khớp ngón tay cái bị tổn thương

 

-Lạm dụng ngón tay cái: Vì khớp ngón tay cái là khớp khỏe và linh hoạt nhất nên thường bị lạm dụng sử dụng nhiều khiến khớp bị quá tải

-Thói quen bẻ khớp ngón tay: dễ khiến ngón tay cái bị trật khớp

-Tổn thương phần mô thịt ở ngón tay cái: Thông thường cơn đau sẽ đi kèm với các vết bầm tím.

2.Các triệu chứng nhận biết đau khớp ngón tay cái

Các dấu hiệu đau khớp ngón tay cái bao gồm: Sưng, cứng khớp và đau ở khớp ngón tay cái; Giảm sức mạnh khi ngắt hoặc nắm bắt các vật; Giảm nhiều chuyển động; Xương phì đại hay xuất hiện ngoài doanh tại gốc của ngón tay cái…

Mức độ đau đớn, cứng khớp và cầm, nắm khó khăn phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh.

3.Phương pháp chẩn đoán đau khớp ngón tay cái

Kiểm tra lâm sàng có thể phát hiện được dấu hiệu bệnh song cần chẩn đoán hình ảnh chính xác qua các xét nghiệm như: Chụp X-quang; Chụp MRI; Chụp CT-Scan; Chọc hút dịch khớp; Xét nghiệm máu: tổng phân tích tế bào máu, máu lắng, CRP, acid uric, calci, RF, anti CCP, Beta Crosslaps,...

4.Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu thấy đau khớp ngón tay cái không quá nghiêm trọng, có thể chỉ cần nghỉ ngơi và điều trị tại nhà một vài ngày bệnh sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, không cải thiện nên đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và chữa trị

photo-1662091331252
 

Đau khớp ngón tay thường gặp ở dân công sở

Chú ý, nếu đau khớp ngón tay cái đi kèm với các dấu hiệu sau, cần đi khám càng sớm càng tốt:

  • Không có khả năng di chuyển ngón tay cái
  • Đau, cứng nhiều khớp ngón tay.
  • Xương ngón tay lỏng lẻo, giống như gãy hoặc trật khớp.
  • Cảm giác tê, châm chích cả ngón tay cái, lan rộng ra cả bàn tay.
  • Xuất hiện cục u gây đau, nhạy cảm ở khớp ngón tay.

5.Điều trị thế nào?

Để điều trị đau khớp ngón tay cái, bác sĩ sẽ chỉ định dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp điều trị chung là: Vật lý trị liệu; Thuốc uống; Tiêm; Phẫu thuật…

6.Chăm sóc khi bị đau ngón tay cái

Nguyên nhân và phương pháp điều trị đau khớp ngón tay cái - Ảnh 5.

Nên xoa bóp nhẹ nhàng khớp ngón tay cái để phòng bệnh

Có thể thực hiện một số phương pháp điều trị tại nhà nếu triệu chứng không trầm trọng:

  • Nên để ngón tay cái nghỉ ngơi, ngừng các hoạt động gây ra cơn đau: đánh máy, điện thoại, chơi nhạc cụ…
  • Nên chườm đá vào ngón tay nếu bị sưng, khi đã đỡ sưng thì tiến hành chườm nóng.
  • Đeo nẹp hoặc nẹp cố định ngón cái giúp giảm đau
  • Tránh đeo đồ trang sức hoặc găng tay
  • Có thể uống một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen…
  • Sử dụng miếng dán giảm đau cho ngón cái
  • Không nên sử dụng ibuprofen trong 48 giờ đầu tiên sau khi bị thương
  • -Không sử dụng túi chườm nóng hoặc tắm nước nóng trong 2 đến 3 ngày đầu sau khi bị thương
  • Không nhấc vật nặng hoặc cầm nắm đồ vật quá chặt.

Để phòng ngừa đau ngón tay cái do hoạt động quá mức, nên xoa bóp, thư giãn tay thường xuyên khi phải làm việc cần sử dụng ngón tay nhiều như: viết chữ, đánh máy... Nếu nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái là do bệnh lý cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây biến chứng giảm vận động cho ngón tay.

Theo suckhoedoisong.vn