Tuy nhiên, ung thư có thể được phòng chống nhờ việc điều chỉnh lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học. Dưới đây là những biện pháp giúp phòng chống ung thư hiệu quả.

1. Thường xuyên tập thể dục

Các nghiên cứu đều ghi nhận rằng việc tăng cường hoạt động thể chất là vũ khí hiệu quả phòng chống ung thư, ngay cả khi bệnh xảy ra cũng sẽ làm giảm nguy cơ tử vong.

Hoạt động thể chất có lợi trước, trong và sau khi mắc bệnh ung thư. Khi hoạt động thể chất được duy trì đều đặn và đầy đủ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển căn bệnh này. Nó thậm chí là một trong những yếu tố phòng ngừa khi thường xuyên sử dụng rượu, thuốc lá hoặc chế độ ăn uống không hợp lý.

Nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng bảo vệ của hoạt động thể chất chống lại một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú, đây là hai bệnh ung thư thường gặp nhất. Ung thư nội mạc tử cung, phổi, trực tràng, tuyến tiền liệt, buồng trứng, tuyến giáp và tuyến tụy cũng có liên quan với hoạt động động thể chất với các mức độ bằng chứng khác nhau.

 
leftcenterrightdel
 
Các nghiên cứu đều ghi nhận rằng việc tăng cường hoạt động thể chất là vũ khí hiệu quả phòng chống ung thư.

Chúng ta nên tập thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày. Đồng thời nên hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, tăng cường vận động. Điều quan trọng, nếu không thể thực hiện các hoạt động thể chất theo khuyến nghị thì hãy luôn suy nghĩ về việc cố gắng di chuyển suốt cả ngày. Đi bộ, leo cầu thang hoặc đi xe đạp để làm việc đều hiệu quả.

Việc thường xuyên tập thể dục giúp chúng ta kiểm soát tình trạng thừa cân và béo phì. Người béo phì thì có nguy cơ mắc những bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,....

2. Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc

Hút thuốc là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh ung thư phổi. Ngoài ra hút thuốc còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư bàng quang, ung thư thận,… Không chỉ vậy, người sống trong môi trường nhiều khói thuốc cũng khiến nguy cơ mắc các bệnh ung thư trở nên cao hơn.

Những cách phòng chống ung thư hiệu quả- Ảnh 2.

Cần tiêm phòng vaccine theo khuyến cáo trong đó có thể kể như: viêm gan siêu vi B, siêu vi HPV có thể giúp phòng chống một số bệnh ung thư.

3. Tiêm vaccine đầy đủ

Phòng ngừa ung thư bao gồm việc bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh lý do virus gây ra. Cần tiêm phòng vaccine theo khuyến cáo trong đó có thể kể như: viêm gan siêu vi B, siêu vi HPV có thể giúp phòng chống một số bệnh ung thư hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan về sau; vaccine HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

4. Có chế độ ăn uống lành mạnh

Có một chế độ ăn uống lành mạnh góp phần không nhỏ trong việc phòng chống ung thư. Điều này sẽ giúp kiểm soát cân nặng bởi vì béo phì là nguyên nhân thứ hai có nguy cơ cao gây ung thư sau hút thuốc lá. Việc thừa cân làm tăng nguy cơ của 13 loại ung thư, do đó một chế độ ăn uống lành mạnh có thể gián tiếp giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bằng cách kiểm soát trọng lượng và phòng ngừa bệnh béo phì.

Cần tăng cường rau quả, trái cây có khả năng làm giảm khả năng phát triển của ung thư. Các chất dinh dưỡng này bao gồm: Các loại thực phẩm thuộc nhóm chất có hoạt tính kháng ung thưcarotenoid, folate, vitamin C, vitamin E, selen, flavonoid và các chất phytochemical khác (các chất tìm thấy trong cây).

Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư ruột là điều đã được khoa học chứng minh rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy ăn 10g chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột khoảng 10%.

Ngoài ra, nên ăn ngũ cốc nguyên cám và nên ăn đạm "tốt". Đạm tốt tức là các loại thịt, hải sản ngoại trừ các loại thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, thịt muối…), hạn chế thịt đỏ (thịt gia súc như heo, bò, dê…).

Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng calo cao khác như thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo, vì chúng góp phần làm tăng cân. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, giảm đường bột vừa có thể trực tiếp ngăn ngừa sự tăng cân bằng cách giảm năng lượng hấp thu, vừa gián tiếp làm giảm cân do tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn.

5. Khám sức khỏe định kỳ

Phần lớn các ca bệnh ung thư khi được phát hiện đã đến giai đoạn cuối vì thường mọi người chỉ đi khám bệnh khi có các triệu chứng. Vì vậy, đi khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao giúp phát hiện các mầm mống ung thư trong cơ thể ngay khi chưa có biểu hiện rõ ràng nào, từ đó tìm ra những biện pháp điều trị hợp lý.

Theo suckhoedoisong.vn