Những điều cấm kỵ khi uống bia vào mùa hè

- Không nên uống rượu rồi đến uống bia: Có nhiều người uống rượu xong lại thích uống bia cho mát và một số người lại có sở thích pha bia và rượu với nhau. Tác hại của hai loại này uống chung với nhau rất dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

- Tránh uống bia ăn với hải sản: Trong hải sản có chứa hai thành phần là purine và glucoside, còn bia rất giàu vitamin B1, là chất xúc tác quan trọng cho quá trình dị hóa hai thành phần này. Nếu cả hai trộn lẫn với nhau và uống vào, cơ thể con người sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm tăng hàm lượng axit uric trong máu người. Do mất cân bằng nên không thể đào thải ra khỏi cơ thể kịp thời và kết tủa dưới dạng muối natri, từ đó hình thành sỏi đường tiết niệu.

Ngoài ra, khi uống rượu với tốc độ nhanh sẽ làm tổn thương đến đường tiêu hóa khiến cho các bệnh liên quan đến tiêu hoá trở nên trầm trọng hơn, khả năng giải rượu của gan sẽ giảm dần theo thời gian, gây tổn thương gan.

Bia được xem là thức uống phổ biến trên toàn cầu. Vào những ngày nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao thì uống bia vừa đủ sẽ có thể giải nhiệt, giải tỏa căng thắng…
 

Uống bia lạnh sẽ khiến lỗ chân lông tiết mồ hôi co lại do tiếp xúc với lạnh đột ngột, ngừng tiết mồ hôi, cản trở quá trình tản nhiệt của cơ thể, dễ gây cảm lạnh và các bệnh khác.

- Không nên uống bia quá lạnh: Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn có thể gây ra nhiều loại bệnh. Các chuyên gia cho rằng ngay cả bia bảo quản trong tủ lạnh cũng phải được kiểm soát ở nhiệt độ 5-10 độ C, vì độ hòa tan của carbon dioxide có trong bia thay đổi theo nhiệt độ và các thành phần khác nhau của bia được phối hợp, cân bằng trong khoảng nhiệt độ này để tạo thành loại bia tốt nhất.

Ngoài ra, nếu uống bia nhiệt độ quá thấp, khiến cho nhiệt độ đường tiêu hóa của người uống sẽ giảm nhanh, lưu lượng máu giảm, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng. Trường hợp nặng có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng co thắt, tiêu chảy và có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở tá tràng, áp lực trong ống tụy tăng lên, từ đó kích thích tuyến tụy tiết và gây viêm tụy cấp.

- Không nên uống bia khi đang đổ mồ hôi nhiều: Lỗ chân lông nở ra khi bạn đổ mồ hôi nhiều. Uống bia lạnh sẽ khiến lỗ chân lông tiết mồ hôi co lại do tiếp xúc với lạnh đột ngột, ngừng tiết mồ hôi, cản trở quá trình tản nhiệt của cơ thể, dễ gây cảm lạnh và các bệnh khác. 

Ngoài ra, sau khi bia đông lạnh, protein và axit tannic trong bia sẽ kết tủa, dễ gây khó chịu ở đường tiêu hóa và chán ăn sau khi uống.

- Không nên uống bia trộn với rượu: Nhiều người có sở thích trộn bia với rượu, nhưng không biết rằng phương pháp ủ của bia và rượu khác nhau và nguyên liệu cũng khác nhau.

Nếu trộn lẫn bia và rượu sẽ đẩy nhanh quá trình thẩm thấu của rượu vào cơ thể, gây kích thích mạnh và gây tổn thương cho gan, dạ dày, ruột, thận và các cơ quan khác. 

Đồng thời, sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất enzym tiêu hóa trong cơ thể, giảm tiết axit dạ dày và đẩy nhanh quá trình tiết axit dạ dày. Nó còn có thể gây co thắt dạ dày, viêm dạ dày ruột cấp tính và còn có hại cho mạch máu não.

Uống lâu hoặc uống quá nhiều sẽ mang lại cảm giác khó chịu, gây hại cho cơ thể con người.

Uống bia rượu lâu hoặc uống quá nhiều sẽ mang lại cảm giác khó chịu, gây hại cho cơ thể con người.

Những trường hợp không nên uống bia

  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Người mắc các bệnh về gan.
  • Viêm loét dạ dày và hành tá tràng.
  • Bệnh gout.
  • Người có tiền sử cao huyết áp.
  • Đang dùng thuốc kê đơn của bác sĩ.
  • Mắc bệnh lý tim mạch vành.
  • Người mỡ máu cao.
  • Người mắc bệnh hen suyễn.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Theo suckhoedoisong.vn