Sau sinh mổ, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người nên thời gian hồi phục là khác nhau. Tùy từng người mà cơn đau nhức có thể kéo dài đến 2 tháng sau sinh, thậm chí là vài tháng sau đó.
Trong thực tế, có một vài bà mẹ cảm thấy tình trạng đau càng ngày càng trầm trọng, nhất là sau ca phẫu thuật khoảng 1 tuần. Trong khi đó một vài người lại hoàn toàn khỏe mạnh chỉ sau vài ngày.
Cách chăm sóc phụ nữ sau sinh mổ
Thông thường trong khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên sản dịch sẽ chảy ra khỏi âm đạo với màu đỏ tươi. Máu có màu hồng và chuyển sang màu nâu trong trường hợp tử cung co lại. Vào khoảng ngày thứ 10 sản dịch sẽ chuyển sang màu vàng nhạt hoặc không có màu.
Trong trường hợp thấy sản dịch có mùi hôi khó chịu, không có sản dịch sau khi sinh, thấy máu chuyển sang đỏ tươi trở lại… bệnh nhân cần đến cơ sở ý tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
- Chăm sóc vết thương cẩn thận
Thông thường trong khoảng 7 - 10 ngày đầu vết mổ đẻ sẽ từ từ khép lại và bắt đầu khô hẳn.
Từ tuần 2 - 3, vết mổ đang hình thành sẹo, thường bị phồng nhẹ, sưng và mẩn đỏ. Đến tuần thứ 6 vết mổ sau sinh trở thành sẹo và lồi lên, các bộ phận bên trong dần dần được khôi phục. Tuy nhiên, nhiều sản phụ do cơ địa và vấn đề vệ sinh nên cơ thể không chấp nhận chỉ khâu, dẫn đến vết mổ bị nhiễm trùng, mưng mủ. Do vậy, hãy vệ sinh vết mổ hàng ngày theo hướng dẫn của y tá hoặc bác sĩ chuyên khoa, để đảm bảo vết mổ không bị nhiễm trùng.
Trong những ngày đầu sau sinh mổ, do vết thương chưa lành, người mẹ không nên tắm ngay, mà hãy dùng khăn mềm, sạch thấm nước ấm để lau khô cơ thể và thay quần áo hàng ngày để duy trì vệ sinh cá nhân, tránh chạm vào vết mổ.
Sau khoảng 5 - 7 ngày khi vết mổ đã khô hơn, mẹ có thể bắt đầu tắm rửa nhưng cần lưu ý: Sử dụng vòi hoa sen trong tư thế đứng để không làm ảnh hưởng đến vết mổ. Tránh chà xát vào vết mổ. Sau khi tắm cần lau khô cơ thể, đặc biệt là vết mổ bằng khăn mềm và sạch. Khi vết mổ chưa khô hoàn toàn thì nên tránh tắm bồn.
Phụ nữ sau sinh dù sinh thường hay sinh mổ thì cũng không được làm việc nặng. Khi người mẹ nâng đồ vật nặng sẽ khiến vết thương căng ra, thậm chí sẽ rỉ máu gây nhiễm trùng.
Mẹ sau sinh nên tránh tránh các hoạt động nặng và không được với cao, bê đồ nặng. Mẹ cũng nên nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để giúp việc nhà cửa, bế con... để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Ăn những thực phẩm giàu chất xơ
Ăn vừa đủ, việc ăn nhiều sẽ khiến khó tiêu hóa, tích tụ lâu dẫn đến táo bón, tăng khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Các mẹ nên ăn thức ăn lỏng, mềm. Không ăn thịt gà, hải sản, thịt bò, trứng, rau muống... vì sẽ gây dị ứng, làm lồi vết thương, lâu ngày sẽ để lại sẹo. Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, B, K, canxi, kẽm… hãy lưu ý chọn lựa thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống mỗi ngày để làm mềm phân và giảm căng thẳng ở ruột.
- Mặc quần áo dài, đeo tất chân
Sau khi sinh, sản phụ thường lạnh hơn người bình thường. Cần mặc quần áo dài để tránh gió lạnh vào cơ thế.
- Tắm gội nhanh không để cơ thể nhiễm lạnh
Sau khi sinh sức khỏe của sản phụ còn khá yếu, sức đề kháng suy giảm, việc hạn chế tắm gội để tránh bị nhiễm lạnh, cảm cúm là hoàn toàn cần thiết.
Có thể sau 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm, tuy nhiên tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản. Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, nhưng phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
Sau khi sinh mổ, các mẹ nên nằm nghiêng sang một bên và kê một chiếc gối ở phía sau lưng để làm giảm những va chạm không cần thiết, nhờ đó các cơn đau cũng được giảm bớt hơn khá nhiều.
Tuy nhiên, trong vòng 6 giờ đầu sau mổ, chị em đừng nên dùng gối đầu. Nếu nằm ngửa sẽ cảm thấy đau đớn hơn khi tử cung co thắt. Vì vậy, chị em nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không dùng gối để tránh đau đầu.
Tóm lại: Sinh mổ được coi là 1 một cuộc phẫu thuật lớn, lâu phục hồi và dễ bị nhiễm trùng hơn. Chính vì vậy, sau khi sinh bà mẹ cần được chăm sóc chu đáo và cẩn thận, nếu có biểu hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo suckhoedoisong.vn