leftcenterrightdel
 Một nhóm trẻ đang tập trung xem điện thoại sau giờ tập nhảy.

5 năm qua, các thành viên trong nhóm nghiên cứu của Xia Zhuzhi, phó giáo sư tại Trường Xã hội học của Đại học Vũ Hán, đã lắng nghe những câu chuyện đẫm nước mắt về bi kịch của những đứa trẻ nông thôn bị bỏ lại, mắc kẹt với điện thoại di động khi cha mẹ đi làm ăn xa.

Để thực hiện "Điều tra về chứng nghiện điện thoại di động của trẻ em bị bỏ lại phía sau ở khu vực nông thôn và các biện pháp đối phó", nhóm đã đến các trường tiểu học và trung học ở 9 quận của các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc và Hồ Nam.

Xia Zhuzhi cho biết vấn đề nghiện điện thoại di động của trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn đã đến mức rất nghiêm trọng, The Paper đưa tin.

Đứa trẻ nhốt mình trong phòng suốt 3 ngày để xem điện thoại, học sinh lớp 4 dọa tự tử nếu bố mẹ không mua cho điện thoại di động... là những câu chuyện đau lòng mà nhóm nghiên cứu đã nghe được.

Bi kịch của những đứa trẻ bị bỏ lại

Kết quả điều tra được công bố vào đầu năm 2023 cho thấy 67,3% cha mẹ cho rằng con mình nghiện điện thoại di động và 21,3% cha mẹ cho rằng con mình nghiện điện thoại ở mức độ rất nghiêm trọng.

Tại các vùng nông thôn, nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ em nghiện điện thoại thông minh là thiếu sự giáo dục từ gia đình. Bố mẹ đi làm ăn xa, những đứa trẻ bị bỏ lại với ông bà - những người có phương pháp giáo dục quá đơn giản, hoặc quá thô bạo, và thường coi điện thoại là "bảo mẫu điện tử".

Xia Zhuzhi và các thành viên trong nhóm của ông đã nhìn thấy tất cả các loại hiện tượng tiêu cực do quá nhiều người già coi điện thoại di động là "bảo mẫu điện tử". Có em nhỏ tự nhốt mình trong nhà 3 ngày để chơi game, có em lén lút quẹt thẻ ngân hàng của bố mẹ để mua đồ, có đứa đòi tự tử.

Nhiều gia đình trải qua bị kịch đầy nước mắt do chiếc điện thoại thông minh. 

Thực tế trên được thúc đẩy khi việc xây dựng hạ tầng Internet của Trung Quốc cơ bản đã phủ sóng toàn bộ vùng nông thôn. Ở nông thôn, không ai còn phải lo tốn kém khi truy cập Internet bằng điện thoại di động, biến đây trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh hy vọng sử dụng Internet để thu hẹp khoảng cách về trình độ học vấn ở các khu vực khác nhau, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự phát triển còn đẩy thanh thiếu niên xuống vực thẳm của thế giới mạng.

Khi những đứa trẻ nông thôn quây quần bên chiếc điện thoại để xem một phòng livestream ồn ào, chúng sẽ thảo luận về những chủ đề mà người lớn quan tâm. Chúng liên tục vuốt màn hình để tìm kiếm nội dung khiến mình hứng thú hơn, dần dần bị nghiện.

Xia Zhuzhi tin rằng việc trẻ em nghiện xem video ngắn nghiêm trọng hơn nghiện game. Xét cho cùng, một trò chơi điện tử vẫn có tuổi tác, còn hoạt động kỹ thuật và ngưỡng quan tâm video ngắn phổ biến ở mọi lứa tuổi.

"Sự tiến bộ của công nghệ đã vượt xa khả năng quản lý và điều hành hiện tại, trẻ em ở các vùng nông thôn chắc chắn bị mắc kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan với điện thoại di động", Xia Zhuzhi bày tỏ.

Thí nghiệm xã hội mở

ỞTrung Quốc, tỷ lệ tiếp cận Internet của trẻ vị thành niên rất cao, nhưng tiếp xúc với mạng xã hội sớm không phải là điều tốt. Sau khi có quy định nghiêm cấm trẻ dưới 16 tuổi vào phòng phát trực tiếp, trẻ em chuyển sang lướt video ngắn.

Theo quan sát của Xia Zhuzhi, khi những đứa trẻ quá nghiện không gian ảo, giáo viên của chúng trở thành "những kẻ đáng ghét nhất". Khi trẻ em nói về nghề nghiệp lý tưởng, chúng ngày càng ít đề cập đến các nhà khoa học, bác sĩ và giáo viên.

Hào quang trên mạng khiến ngày càng nhiều em mơ ước thành ngôi sao phát trực tiếp, người dẫn chương trình bán hàng hay phát sóng game.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng thanh thiếu niên không thể kiềm chế việc sử dụng mạng sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng tăng, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực về xã hội, hành vi và sức khỏe.

Trẻ em trong thời đại Internet giống như đang ở trong một thí nghiệm xã hội mở.

leftcenterrightdel
 Những đứa trẻ tập trung xem điện thoại ở chùa vì ở nhà không có Wi-Fi. 

Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, các giá trị, niềm tin, thói quen, khuôn mẫu hành vi và kiến thức xã hội đều có thể bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội.

Khi các em tiếp xúc sớm với một lượng lớn nội dung thuộc thế giới người lớn, quá trình xã hội hóa truyền thống bị thay đổi và trình tự phát triển bình thường của trẻ bị gián đoạn, điều này có thể gây ra tác động khó lường đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của các em.

"Không ai biết môi trường trực tuyến rốt cuộc sẽ dẫn bọn trẻ đến đâu, thế hệ này sẽ thay đổi ra sao và tương lai của chúng sẽ bị ảnh hưởng ra sao. Mọi thứ đều chưa rõ, chúng ta chỉ có thể chờ xem", Xia Zhuzhi nói.

Theo zingnews