Củ quả là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể và duy trì sức khỏe tốt. Đặc biệt, vỏ của một số loại củ quả chứa một kho các chất dinh dưỡng cần thiết.

Những loại củ quả không nên gọt vỏ khi chế biến
Củ quả là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng

Khoai tây

Khoai tây là thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới. Vỏ của khoai tây chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ chức năng của tim và sức khỏe cơ bắp. Vỏ khoai tây còn chứa nhiều sắt, giúp hỗ trợ chức năng hồng cầu.

Do đó, việc sử dụng khoai tây còn vỏ sẽ làm tăng hàm lượng dinh dưỡng món ăn. Tuy nhiên, bạn cần chà rửa khoai tây sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn trước khi nấu.

Cà rốt

Vỏ cà rốt mỏng, ăn được và chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như chất chống oxy hóa, vitamin C, B3, chất xơ.

Chúng có đặc tính tăng cường miễn dịch, duy trì làn da và thị lực khỏe mạnh. Beta-carotene, một loại chất mang lại màu cam cho cà rốt, có thể cải thiện tiêu hóa.

Dưa leo

Vỏ dưa leo chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình đông máu và sức khỏe của xương.

Dưa leo còn cung cấp silica, một hợp chất hỗ trợ sức khỏe của da, tóc và móng. Do đó, bạn có thể ăn dưa leo để bổ sung nước và dinh dưỡng cho cơ thể.

Cà tím

Vỏ cà tím chứa chất chống oxy hóa mạnh là nasunin, giúp bảo vệ tế bào não khỏi stress oxy hóa. Chúng cũng chứa chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa và mang lại cảm giác no.

Do đó, bạn nên giữ nguyên vỏ cà tím khi chế biến thức ăn để tối đa hóa các lợi ích sức khỏe.

Bí ngòi

Bí ngòi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, sức khỏe xương và cải thiện tâm trạng.

Vỏ bí ngòi chứa chất xơ, vitamin C và kali. Cho dù là xào hay nướng, việc để nguyên vỏ bí ngòi là một trong những cách để cách tăng giá trị dinh dưỡng món ăn.

Theo congthuong