Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có thể kích thích nhu động ruột và dạ dày của bạn. Điều này khiến thời gian cần thiết để thức ăn đi qua hệ tiêu hóa cũng bị thay đổi. Tuy nhiên thì một ly cà phê buổi sáng có thể tương tác với các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, khiến tốc độ hấp thụ vào máu của các loại thuốc bị ảnh hưởng.
Điều này có nghĩa là uống cà phê cùng lúc với thuốc có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc với bạn. Dưới đây là 10 loại thuốc mà bạn cần lưu ý, theo Health:
Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp được gọi là suy giáp. Sự viêm nhiễm, xâm hại vi khuẩn, hoặc sự xuất hiện của các loại ung bướu chèn ép tuyến giáp, thiếu i-ốt có thể là nguyên nhân gây ra suy giáp.
Nếu bạn đang bị suy giáp với các biểu hiện tăng cân, khô da, đau khớp, rụng tóc và kinh nguyệt không đều thường sẽ được chỉ định levothyroxine hoặc các loại thuốc tuyến giáp khác để giúp cân bằng nội tiết tố của họ,
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê cùng lúc với thuốc tuyến giáp có thẻ làm giảm lượng thuốc mà cơ thể có thể hấp thụ và khiến thuốc trở nên kém hiệu quả hơn, thậm chí giảm tới 50%.
2. Thuốc cảm lạnh hoặc dị ứng
Cảm lạnh là một trong những bệnh lý cấp tính đường hô hấp thường do virus gây bệnh ở mũi và họng gây nên. Tuy bệnh cảm lạnh được xem là một trong những căn bệnh lành tính nhưng chúng cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí....
Mùa thu đến kèm theo các trường hợp bị cảm lạnh và dị ứng tăng lên và các loại thuốc trị cảm lạnh và dị ứng thường chứa các chất kích thích hệ thần kinh trung ương như pseudoephedrin. Bên cạnh đó cà phê cũng là một chất kích thích nên việc uống thuốc dị ứng và cà phê cùng một lúc có thể làm tăng các triệu chứng thần kinh như bồn chồn, khó ngủ,..
Một vài loại thuốc dị ứng chẳng hạn như fexofenadine cũng gây ra hệ quả tương tự nếu uống cùng cà phê.
Mùa thu đến kèm theo các trường hợp bị cảm lạnh và dị ứng tăng lên (Ảnh: Internet)
3. Thuốc điều trị tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Bệnh tiểu đường chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hormone insulin hoặc hormone này bị giảm khả năng tác động trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu của người bệnh luôn ở mức cao.
Một cốc cà phê thêm đường hoặc sữa có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, caffein trong cà phê có thể khiến các triệu chứng ở người bị tiểu đường trầm trọng hơn bao gồm tăng insulin và tăng đường máu.
Hay nói cách khác, việc tiêu thụ quả nhiều caffein có thể khiến việc kiểm soát đường máu trở nên khó khăn hơn và cuối cùng sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.
4. Thuốc điều trị Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một trong những nguồn gốc gây suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Bệnh đặc trưng bởi sự mất dần các nơron thần kinh và synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ. Đây là một chứng rối loạn của não dẫn đến mất chức năng nhận thức, khiến người mắc khó suy nghĩ, ghi nhớ hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình.
Alzheimer phổ biến ở nhóm trên 65 tuổi. Thuốc điều trị bệnh Alzheimer, như donepezil, rivastigmine và galantamine bị ảnh hưởng bởi caffein. Caffein trong cà phê thắt chặt hàng rào máu não và có thể làm giảm lượng thuốc đi vào não của người bệnh.
Ngoài ra, thuốc điều trị bệnh Alzheimer hoạt động bằng cách bảo vệ chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine và việc uống nhiều cà phê đã được chứng minh là làm giảm tác dụng bảo vệ đó.
Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến phổi của bạn. Bệnh khiến cho đường thở của bạn bị viêm và kích ứng. Điều này dẫn đến khó thở, ho và thở khò khè, và cảm giác tức ngực.
Nhiều người mắc bệnh hen suyễn dùng thuốc giãn phế quản trong thời gian bùng phát, như aminophylline hoặc theophylline. Thuốc giãn phế quản hoạt động bằng cách làm giãn đường thở, giúp thở dễ dàng hơn, nhưng chúng có tác dụng phụ như đau đầu , bồn chồn, đau dạ dày và khó chịu.
Cơn bùng phát hen suyễn khiến nhiều người khó chịu (Ảnh: Internet)
Mặt khác, uống cà phê hoặc các thức uống khác chứa nhiều caffein, có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ này hoặc khiến chúng tệ hơn. Hơn nữa, uống cà phê cũng được cho là làm giảm lượng thuốc có thể được cơ thể hấp thụ.
Loãng xương là một rối loạn của hệ xương do mật độ khoáng xương thấp, làm giảm chức năng vi cấu trúc xương và giảm sức mạnh của xương, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ mỏng xương và bị gãy xương.
Loãng xương đặc biệt phổ biến ở nữ giới đã mãn kinh. Thuốc điều trị và ngăn ngừa loãng xương như risedronate hoặc ibandronate không nên uống cùng lúc với cà phê vì cà phê có thể khiến tác dụng của thuốc bị kém hiệu quả hơn.
Theo Health, bạn nên uống những loại thuốc này trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, chỉ cần nhớ rằng bạn phải uống thuốc với nước lọc để cơ thể hấp thụ được tối đa lượng thuốc.
Mặc dù mùa hè đã dần qua đi nhưng trầm cảm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau bên cạnh yếu tố thời tiết.
Trầm cảm được gọi là hiện tượng rối loạn tâm trạng gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi cùa người mắc bệnh. Tình trạng này gây ra các cảm xúc tiêu cực liên tục trong vòng ít nhất 2 tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm.
Một số loại thuốc như fluvoxamine, amitriptyline, escitalopram và imipramine trong điều trị trầm cảm có thể được chuyển hóa khác đi nếu bạn uống cùng một lúc với cà phê, đặc biệt là với một lượng lớn.
Theo một đánh giá năm 2020 trên NCBI (The Effect of Coffee on Pharmacokinetic Properties of Drugs - Tạm dịch: Mức độ ảnh hưởng của cà phê tới đặc tính dược học của thuốc điều trị) thì fluvoxamine trong thuốc trầm cảm có thể đẩy mạnh hơn các tác dụng phụ thông thường của caffein trong cà phê. Chính điều này sẽ khiến các vấn đề như mất ngủ, tim đập nhanh trầm trọng hơn và ảnh hưởng tới quá trình điều trị chứng trầm cảm.
Trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra (Ảnh: Internet)
Loạn thần đề cập đến các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác, tư duy và ngôn ngữ thiếu tổ chức, hành vi vận động kỳ dị và không thích hợp (bao gồm căng trương lực) cho thấy sự mất liên hệ với thực tại.
Thuốc chống loạn thần rất hữu ích cho những người mắc bệnh tâm thần phân liệt, hưng cả , rối loạn trầm cảm nặng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Thuốc chống loạn thần hoạt động bằng cách ức chế một số chất dẫn truyền thần kinh hoặc ngăn chặn các thụ thể trong não.
Các loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần bao gồm: phenothiazine, clozapine, haloperidol và olanzapine. Cà phê có thể khiến cơ thể kém hấp thụ các loại thuốc này hơn bình thường, thậm chí là mỗi loại thuốc khi tiếp xúc cùng lúc với caffein sẽ được cơ thể chuyển hóa hoặc phân hủy theo các cách khác nhau.
Vì thế tốt nhất là bạn nên uống thuốc chống loạn thần với nước lọc thay vì cà phê để không làm giảm tác dụng của thuốc.
Huyết áp cao (hay còn gọi là bệnh cao huyết áp) là bệnh lý mạn tính khiến áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Ở người bình thường, chỉ số huyết áp tâm thu thường <120 và tâm trương <80. Người tiền huyết áp có chỉ số tâm thu dao động từ 120-130 và tâm trương từ 80-89. Người bị huyết áp cao có chỉ số huyết áp tâm thu >=135 và tâm trương >=85.
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nhiều người dùng thuốc huyết áp như verapamil hoặc propranolol. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách làm chậm nhịp tim của bạn. Điều đó có nghĩa là tim của bạn không phải làm việc vất vả để bơm máu đến tất cả các tế bào của cơ thể như khi không dùng thuốc.
Tuy nhiên nếu uống cà phê cùng lúc với thuốc huyết áp như felodipine khiến cơ thể bạn hấp thụ ít thuốc hơn từ đó giảm các lợi ích mà bạn có thể nhận được từ thuốc.
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ (Ảnh: Internet)
Melatonin là một loại hormone tự nhiên mà cơ thể bạn tạo ra, giúp bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm. Loại hormone này được kích hoạt khi mặt trời lặn, báo hiệu cho não của bạn rằng đã đến lúc nghỉ ngơi. Melatonin cũng được bán không kê đơn (OTC) ở dạng bổ sung và được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ.
Nếu như melatonin giúp hỗ trợ giấc ngủ được thuận lợi hơn thì cà phê lại hoạt động như một chất kích thích giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn - ngược lại hoàn toàn với melatonin. Vì thế mà uống melatonin có thể ức chế việc sản xuất melatonin trong cơ thể nên việc uống thuốc này cùng lúc với cà phê sẽ hầu như không mang lại hiệu quả mà còn triệt tiêu tác dụng của nhau.
Nhìn chung, nếu bạn muốn uống cà phê trong khi đang sử dụng các loại thuốc này, tốt nhất hãy nói chuyện với bác sĩ chủ trị để có lời khuyên về thời gian giãn cách hợp lý. Cơ thể cần thời gian để hấp thụ thuốc nên nếu thuốc cần uống vào buổi sáng thì ly cà phê buổi sáng có vẻ không là một lựa chọn khôn ngoan.