leftcenterrightdel
Ảnh minh họa 

Mang thai

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Canadian Family Physician, khoảng 25 - 35% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ.

Trong thời kỳ mang thai, tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm giảm lưu lượng máu từ phần dưới của cơ thể. Áp lực tăng lên các tĩnh mạch trực tràng có thể dẫn đến bệnh trĩ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Sinh con

Trong một nghiên cứu được công bố trên PLOS One, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 68,7% phụ nữ sau sinh thường bị mắc bệnh trĩ, nguyên nhân là do quá trình rặn khi sinh thường gây ra.

Táo bón

Táo bón là một trong nhữ bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính. Việc rặn khi đi đại tiện do mắc táo bón là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Trong một nghiên cứu được công bố trên Frontiers, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có tới 25% ngước mắc táo bón bị bệnh trĩ.

Béo phì

Thừa cân có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh trĩ. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tiêu hóa Hoa Kỳ, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây xuất huyết hậu môn. Cân nặng dư thừa, đặc biệt là ở vùng bụng, có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, góp phần gây ra bệnh trĩ.

Thay đổi nội tiết tố

Biến động nội tiết tố có thể xảy ra trong các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của người phụ nữ. Những biến động này có thể diễn ra không chỉ trong thời kỳ mang thai mà còn trong thời kỳ kinh nguyệt và có thể gây ra những thay đổi trong hệ tiêu hóa. Sự thay đổi này có thể dẫn đến táo bón là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Theo laodong