leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Khi nghiên cứu bản đồ ô nhiễm ánh sáng, nhóm tác giả đã xem xét dữ liệu từ 48 tiểu bang ở Mỹ và kết hợp dữ liệu y tế liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer. Qua đó chia các cộng đồng dân cư thành 5 nhóm dựa trên cường độ ánh sáng tiếp xúc. Sau phân tích, họ phát hiện cường độ ánh sáng có tương quan với tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer. Cường độ ánh sáng ban đêm cao có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer nhiều hơn bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác trong nghiên cứu đối với những người dưới 65 tuổi.

Tiến sĩ Robin Voigt-Zuwala - phó giáo sư tại Đại học Rush - giải thích: “Một số gen có thể ảnh hưởng đến bệnh Alzheimer khởi phát sớm, và những gen này cũng có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên do tiếp xúc với ánh sáng ban đêm. Ngoài ra, những người trẻ tuổi có nhiều khả năng sống ở khu vực thành thị và có thói quen tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm nhiều hơn”. Tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể phá vỡ nhịp sinh học của cá nhân, thúc đẩy tình trạng viêm và khiến cơ thể kém phục hồi, dễ mắc bệnh hơn. Tin tốt là có thể giảm tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm bằng cách như dùng rèm che hoặc mặt nạ che mắt khi ngủ…

Theo phụ nữ TPHCM