Các nghiên cứu hiện tại đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh gút của nam và nữ là 20:1. Vì estrogen có thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric nên phụ nữ sẽ ít mắc bệnh gút hơn.
Theo độ tuổi khởi phát, bệnh gút ở phụ nữ có thể chia thành gút ở phụ nữ tuổi vị thành niên, gút ở phụ nữ tiền mãn kinh, gút ở phụ nữ mang thai và gút ở phụ nữ sau mãn kinh.
Ảnh minh họa.
Phụ nữ vị thành niên mắc bệnh gút
Sự khởi đầu của bệnh gút ở thanh thiếu niên hầu hết liên quan đến bệnh thận do gút có tính chất gia đình. Ngoài yếu tố di truyền, một số ít nữ thanh niên mắc bệnh gút thứ phát do suy giáp, bệnh chì thận và bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
Bệnh gút ở phụ nữ tiền mãn kinh
Phụ nữ tiền mãn kinh mắc bệnh gút thường có tiền sử gia đình mắc bệnh gút hoặc tăng axit uric máu. Cũng giống như bệnh gút ở tuổi vị thành niên, bệnh thận di truyền là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn gút cấp ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Ngoài yếu tố này, các loại thuốc như thuốc lợi tiểu cũng có thể gây ra bệnh gút ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Bệnh gút ở bà bầu
Bệnh gút ở phụ nữ mang thai rất hiếm gặp, các trường hợp hiện nay là gút thứ phát. Do gắng sức quá mức khi sinh con hoặc không phục hồi hiệu quả trong thời gian ở cữ, rối loạn nội tiết của mẹ là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút ở phụ nữ mang thai.
Bệnh gút ở phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ sau mãn kinh có hàm lượng estrogen thấp hơn đáng kể do chức năng buồng trứng suy giảm, tỷ lệ mắc bệnh gút cao hơn so với phụ nữ tiền mãn kinh.
Số liệu khảo sát cho thấy, bệnh gút ở phụ nữ sau mãn kinh chiếm khoảng 90%. So với bệnh nhân nam mắc bệnh gút, bệnh nhân nữ sau mãn kinh mắc bệnh gút có tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính và bệnh máu cao hơn, bệnh gút ở nữ sau mãn kinh thường bắt đầu ở khớp bắp chân. Các triệu chứng không điển hình kết hợp với việc bỏ bê bệnh gút ở phụ nữ thường trì hoãn việc điều trị.
Ảnh minh họa.
Phụ nữ bị bệnh gút nguy hiểm hơn nam giới
Nguyên nhân đầu tiên là do nữ giới thường khá chủ quan với bệnh lý này. 90% bệnh gút gặp ở nam giới và chỉ 10% xảy ra ở nữ giới.
Bệnh gút xuất hiện ở nữ giới âm thầm và ít dữ dội hơn nam giới nhưng lại dễ bị nổi các cục tophi hơn. Điều này khiến người bệnh dễ bỏ qua các dấu hiệu ban đầu của bệnh và khi đã bị nặng rồi lại dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp, dẫn đến hướng điều trị sai và điều trị muộn, gây ra những hậu quả và biến chứng nặng nề cho bệnh nhân như: Biến dạng tay chân, viêm cầu thận, suy thận…
Chẩn đoán sớm và điều trị đúng là cách tốt nhất kiểm soát bệnh gút. Khi thấy những dấu hiệu sưng, đỏ và đau không đối xứng ở tay, ngón chân cái, mắt cá chân… thì nên đi khám và kiểm tra chỉ số acid uric máu.
Theo giadinhonline.vn