leftcenterrightdel
Phụ nữ dễ mắc bệnh Alzheimer hơn nam giới. Ảnh: AI - Ngọc Thùy 

 

Tại sao phụ nữ dễ mắc bệnh Alzheimer hơn?

Bác sĩ Suri - Khoa thần kinh cao cấp tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (New Delhi Ấn Độ) - cho biết, một số yếu tố góp phần vào sự chênh lệch này, bao gồm các yếu tố sinh học, di truyền và môi trường. Bên cạnh đó, sau thời kỳ mãn kinh, phụ nữ dễ bị thay đổi hormone.

Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ bị giảm mạnh nồng độ estrogen. Estrogen bảo vệ các tế bào não, đặc biệt là các tế bào thần kinh, có chức năng truyền tín hiệu.

Nó cũng giúp cho hoạt động của hồi hải mã, trung tâm trí nhớ của não. Nồng độ thấp của hormone này làm tăng tốc độ lão hóa não và kích hoạt một số thay đổi dẫn đến lắng đọng một số protein nhất định, được gọi là mảng bám amyloid và rối loạn tau. Những thứ này dẫn đến tổn thương tế bào và ngăn cản các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau.

Bác sĩ Suri thông tin thêm, một yếu tố khác khiến phụ nữ dễ mắc bệnh Alzheimer hơn nam giới là vì trung bình họ sống lâu hơn nam giới và tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ra bệnh Alzheimer.

Sau đó, có các yếu tố rủi ro di truyền như sự hiện diện của gen APOE-e4, dường như ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ hơn nam giới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ mang biến thể gene này có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người mang gene nam.

Điều gì xảy ra với não trong thời kỳ mãn kinh?

Bác sĩ Suri nói rằng, các nghiên cứu hình ảnh cho thấy, não của phụ nữ trải qua những thay đổi đáng kể. Quá trình chuyển hóa năng lượng của não trở nên kém hiệu quả hơn, dẫn đến suy giảm chức năng. Có sự phá vỡ các kết nối giữa các tế bào thần kinh, làm suy yếu thêm chức năng nhận thức.

Một số phụ nữ bị mất trí nhớ, khó tập trung và xử lý thông tin chậm hơn trong thời kỳ mãn kinh, thường được gọi là "sương mù não". Mặc dù những triệu chứng này có thể cải thiện sau thời kỳ mãn kinh, nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng cao.

Phương pháp tự nhiên để tăng cường sức khỏe não bộ ở phụ nữ

Theo bác sĩ Suri, mặc dù không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa bệnh Alzheimer, nhưng việc áp dụng lối sống lành mạnh, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh, có thể giúp giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

1. Các hoạt động trí óc như đọc sách, giải câu đố, học kỹ năng mới và tham gia vào các tương tác xã hội đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

2. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ tham gia hoạt động thể chất trong suốt cuộc đời có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn. Do đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên.

3. Chế độ ăn Địa Trung Hải, giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá và chất béo lành mạnh, có liên quan đến sức khỏe nhận thức tốt hơn. Axit béo Omega-3, có trong cá, quả óc chó và hạt lanh, đặc biệt quan trọng để duy trì sức khỏe não bộ.

4. Tình trạng thiếu ngủ mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Bạn nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc, hạn chế caffeine và tạo thói quen đi ngủ thư giãn.

Theo laodong