leftcenterrightdel
 Chấm dứt lây truyền bệnh sán lá gan ở người nhờ phương pháp điều trị mới. Ảnh:The National New

Bệnh ngủ châu Phi, hay còn được biết đến với cái tên bệnh sán lá gan châu Phi (Hat), là bệnh nhiệt đới thường bị lãng quên. Tuy nhiên, nó có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Dạng bệnh sán lá gan châu Phi ở người có dạng Gambiense (g-Hat) được tìm thấy trên khắp các quốc gia ở phía tây và trung tâm châu Phi, với hầu hết trường hợp ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

Cho đến năm 2019, phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc g-Hat ở giai đoạn đầu là tiêm thuốc trong 7 ngày liên tục trở lên, còn đối với những bệnh nhân ở giai đoạn sau là truyền tĩnh mạch trong 7 ngày. Tất cả quá trình điều trị đều phải diễn ra trong bệnh viện, dưới sự giám sát của bác sĩ.

Bệnh nhân cũng được yêu cầu chọc dò cột sống để chẩn đoán giai đoạn bệnh sán lá gan và xác định phương pháp điều trị thích hợp.

Vào năm 2019, Tổ chức Sáng kiến Thuốc cho các bệnh bị bỏ quên (DNDi) đã công bố loại thuốc fexinidazole, có liều dùng cho bệnh nhân trong 10 ngày, giúp điều trị bước đầu cho giai đoạn đầu và sau của bệnh sán lá gan ở người.

Tuy nhiên, việc cho dùng thuốc vẫn phải do đội ngũ nhân viên lành nghề thực hiện và yêu cầu bệnh nhân phải điều trị tại bệnh viện.

Nghiên cứu mới xem xét hiệu quả của một liều uống acoziborole, loại thuốc do DNDi và công ty dược phẩm đa quốc gia của Pháp (Sanofi) đồng phát triển, trong điều trị g-Hat.

Tiến sĩ Antoine Tarral, người đứng đầu chương trình nghiên cứu lâm sàng về bệnh sán lá gan trypanosom ở châu Phi tại DNDi, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Bệnh sán lá gan đe dọa hàng triệu người trên khắp châu Phi cận Sahara”.

Ông cho biết nhiều người sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh, nơi ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế đầy đủ. Ở đó, acoziborole có thể là phương pháp điều trị bệnh sán lá gan tiềm năng.

Thuốc acoziborole được dùng với một liều duy nhất và có hiệu quả trong mọi giai đoạn của bệnh sán lá gan, do đó loại bỏ nhiều rào cản hiện có đối với những người dễ bị bệnh nhất, chẳng hạn phương pháp điều trị xâm lấn, khoảng cách di chuyển dài đến bệnh viện hoặc phòng khám, và mở cánh cửa cho các phương pháp sàng lọc và điều trị ở cấp làng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện sau 18 tháng được điều trị bằng thuốc acoziborole, 100 % bệnh nhân ở giai đoạn đầu và trung gian được chữa khỏi, 95% bệnh nhân g-Hat giai đoạn cuối được điều trị bằng acoziborole cũng khỏi bệnh.

Tương tự liệu pháp kết hợp nifurtimox eflornithine (Nect) điều trị Hat trước đó cũng đưa ra kết quả khả quan khi tỷ lệ thành công là 94%. Tỷ lệ tác dụng phụ liên quan đến điều trị thấp và tất cả biến cố đều nhẹ hoặc trung bình.

Các nhà nghiên cứu lưu ý một số hạn chế của nghiên cứu là tình trạng thiếu nhân lực quản lý số lượng bệnh nhân đăng ký sử dụng g-Hat vào các thử nghiệm lâm sàng.

Theo zingnews