leftcenterrightdel
 Peptide có thể biến đổi một số chất béo trong cơ thể.

Họ đã chỉ ra cách endocannabinoid có thể được điều khiển để chống lại bệnh béo phì với sự trợ giúp của một peptide tổng hợp. Các nghiên cứu được thực hiện trên chuột đã chứng minh cách điều trị có thể ngừa tăng cân và bệnh tiểu đường, ngay cả với chế độ ăn giàu chất béo.

Đồng thời, phương pháp này có khả năng chuyển đổi chất béo trắng thành tế bào chất béo nâu. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế.

Hệ thống endocannabinoid có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của chúng ta, tác động đến sự thèm ăn, cách cơ thể phân hủy chất béo và tiêu hao năng lượng.

Các nhà khoa học đã và đang khám phá những cách mà hệ thống này có thể được điều khiển để chống lại bệnh béo phì và nhiều tác động liên quan đến sức khỏe. Một cách tiếp cận đầy hứa hẹn có liên quan đến peptide được gọi là Pep19 (DIIADDEPLT).

Đây là một phiên bản tổng hợp và giống hệt về mặt hóa học của một peptide xuất hiện tự nhiên trong tế bào người. Bằng cách cung cấp với liều lượng cao hơn, các nhà khoa học đã chỉ ra trong các thử nghiệm trên động vật rằng, peptide này có thể có lợi cho sức khỏe trao đổi chất. Đồng thời, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào đối với hệ thần kinh trung ương.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học ở Brazil, Tây Ban Nha và Israel đã điều trị cho 50 con chuột bằng peptide trong 30 ngày. Một nửa số chuột được cho ăn theo chế độ tiêu chuẩn.

Nửa còn lại ăn theo chế độ giàu chất béo. Bất chấp chế độ ăn uống không lành mạnh này, nhóm thứ hai chỉ tăng cân nhẹ và có biểu hiện giảm sức đề kháng với insulin - một dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.

Peptide cũng làm giảm viêm, béo và các dấu hiệu tổn thương ở gan.

Điều thú vị là nhóm nghiên cứu phát hiện, peptide cũng biến đổi một số chất béo trong cơ thể chuột. Chất béo trắng là loại không mong muốn dự trữ năng lượng dư thừa. Các nhà khoa học phát hiện, peptide này đã biến đổi một số chất béo trắng thành tế bào chất béo nâu. Nhờ đó, giúp đốt cháy calo để tạo ra nhiệt và giữ ấm cơ thể.

Tác giả nghiên cứu Emer Suavinho Ferro, thuộc Viện Khoa học Y sinh của Trường Đại học São Paulo, cho biết: “Quá trình này liên quan đến việc kích hoạt một loại protein tách rời được gọi là UCP1.

Chúng tôi đã xác nhận thêm mối liên hệ trong một phân tích trực quan về chất béo của động vật. Chúng tôi thấy rằng, một phần của nó đã trở thành màu nâu. Điều đó cho thấy, Pep19 đã dẫn đến việc kích hoạt UCP1”.

Theo giaoducthoidai.vn