leftcenterrightdel
Lượng đường trong máu cao gây ngứa. Đồ hoạ: Thiện Nhân 

Theo Tiến sĩ Priti Mahire, chuyên gia thẩm mỹ lâm sàng và chuyên gia về tóc tại Phòng khám da liễu Skinshine, Ấn Độ, ngứa là một triệu chứng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua ở nhiều bệnh nhân tiểu đường. Sự khó chịu này có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hằng ngày. Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề về da, bao gồm ngứa dai dẳng.

Nguyên nhân gây ngứa ở bệnh nhân tiểu đường

Da khô: Lượng đường trong máu cao có thể gây mất nước, dẫn đến da khô, dễ bị ngứa, nứt nẻ và nhiễm trùng.

Suy giảm lưu thông máu: Bệnh tiểu đường có thể làm suy giảm lưu thông máu, đặc biệt là ở các chi như chân và bàn chân, dẫn đến da khô, ngứa.

Nhiễm trùng: Lượng đường trong máu tăng cao làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm nấm và vi khuẩn hơn, cũng có thể gây ngứa.

Chức năng thận: Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, dẫn đến tích tụ chất thải trong máu, có thể gây ngứa.

Bệnh da do tiểu đường: Tiến sĩ Priti Mahire cho biết, tình trạng này liên quan đến những thay đổi trong mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, gây ra các mảng da đổi màu và ngứa.

Cách ứng phó

Thuốc và liệu pháp insulin: Tiến sĩ Mahire khuyên rằng: “Giữ lượng đường trong máu ở mức mục tiêu thông qua thuốc và liệu pháp insulin là rất quan trọng”.

Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cân bằng với chất xơ, dinh dưỡng, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và tránh tinh bột tinh chế.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Theo laodong