Nho khô

Nho khô chứa khoảng 59-65% đường tự nhiên, chủ yếu là glucose và fructose. Chỉ số đường huyết (GI) của nho khô từ 49-64, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình. Tuy nhiên khi sử dụng, do nho khô mất nước, lượng đường trong chúng trở nên cô đặc, dễ dàng được hấp thụ vào máu. Điều này có thể dẫn đến tăng đường huyết nhanh chóng, đặc biệt nếu tiêu thụ với số lượng lớn.

Mơ sấy khô

Hàm lượng đường trong mơ sấy khô chứa khoảng 53-57%, chủ yếu là sucrose, glucose và fructose. Chỉ số đường huyết (GI) của mơ sấy khô khoảng 30-50, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Mặc dù có chỉ số GI thấp, mơ sấy khô vẫn có thể làm tăng đường huyết do lượng đường tự nhiên cao. Khi tiêu thụ, đường trong mơ sấy khô có thể làm tăng mức đường trong máu, nhưng mức độ tăng sẽ chậm hơn so với nho khô.

Táo sấy khô

Lượng đường có trong táo sấy khô chứa khoảng 57-66%, chủ yếu là fructose. Táo sấy khô có chỉ số GI từ 35-40, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nhưng khi táo được sấy khô lại chứa lượng đường tự nhiên cao, nhưng nhờ có chỉ số GI thấp và một lượng chất xơ vừa phải, tác động lên đường huyết có thể ít nghiêm trọng hơn so với các loại trái cây sấy khô khác. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, vẫn có thể gây tăng đường huyết.

Chà là sấy khô

Hàm lượng đường của chà là sấy khô có hàm lượng đường rất cao, lên đến 70-80%, chủ yếu là glucose và fructose. Chỉ số đường huyết (GI) của chà là sấy khô dao động từ 42-72, tùy thuộc vào loại và cách chế biến. Do có hàm lượng đường cao và chỉ số GI trung bình đến cao, chà là sấy khô có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng. Đây là một trong những loại trái cây sấy khô có tác động mạnh nhất đến lượng đường trong máu.

Mặc dù các loại trái cây sấy khô như nho khô, mơ sấy khô, táo sấy khô, và chà là sấy khô đều là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất tốt, chúng đều chứa hàm lượng đường tự nhiên cao. Khi tiêu thụ, cần phải kiểm soát khẩu phần, kết hợp với chế độ ăn cân bằng để tránh tác động tiêu cực đến mức đường huyết.

Theo laodong