leftcenterrightdel
Tăng huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao ảnh hưởng đến động mạch. Ảnh Ai - Ngọc Thùy 

Các loại tăng huyết áp

- Tăng huyết áp nguyên phát hoặc tăng huyết áp vô căn: Nguyên nhân là do sự kết hợp của chế độ ăn uống kém, lối sống không lành mạnh, tuổi tác, căng thẳng và ít hoạt động thể chất. Những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể có lợi trong việc hạ huyết áp.

- Tăng huyết áp thứ phát: Chứng tăng huyết áp này xảy ra do thay đổi không thể đảo ngược trong cơ thể. Chứng tăng huyết áp này chỉ có thể được điều trị bằng thuốc và trong một số trường hợp cần phẫu thuật. Nguyên nhân bao gồm: thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch, mất cân bằng nội tiết tố, tuyến giáp, co thắt động mạch chủ, bệnh tuyến thượng thận...

- Tăng huyết áp kháng trị: Là tình trạng huyết áp không được kiểm soát ở mức mục tiêu, dù đã sử dụng 3 nhóm thuốc hạ huyết áp trở lên ở liều tối đa. Điều này làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và làm tăng nặng các bệnh lý tim mạch.

Tăng huyết áp ác tính: Đây là loại tăng huyết áp nghiêm trọng nhất được đặc trưng bởi tăng huyết áp và tổn thương nhiều cơ quan.

- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Đây là tình trạng tăng huyết áp xảy ra nhiều nhất ở người lớn tuổi do động mạch trở nên xơ cứng.

Các giai đoạn của tăng huyết áp

Theo TS Amit Bhushan Sharma - Giám đốc & Trưởng đơn vị Tim mạch, Paras Health Gurgaon, Ấn Độ: " Tăng huyết áp tiến triển chậm và gây ra tổn hại nghiêm trọng cho người bệnh theo thời gian. Nó phát triển theo từng giai đoạn, với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng".

- Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.

- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120 - 129 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80 – 84 mmHg.

- Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 85 - 89 mmHg.

- Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 - 159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90 - 99 mmHg.

- Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 - 179 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 100 –-109 mmHg.

- Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.

Cách kiểm soát bệnh tăng huyết áp

- Quản lý cân nặng

- Tập thể dục thường xuyên

- Chế độ ăn uống cân bằng (ăn ít natri)

- Hạn chế uống rượu

- Từ bỏ hút thuốc

- Giảm căng thẳng

- Ngủ đủ giấc

- Kiểm tra sức khoẻ thường xuyên.

Theo laodong