Thiếu ngủ gây ra nhiều hệ lụy cho cơ thể - ẢNH: SHUTTERSTOCK

Tuy nhiên, giới khoa học cho rằng điều này rất khó xảy ra trên thực tế, và đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào trực tiếp chết do thiếu ngủ, theo chuyên trang Medical News Today.

Những năm 1980, nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về giấc ngủ Allan Rechtschaffen, hiện là giáo sư danh dự tại Đại học Chicago (Mỹ), đã tiến hành một thí nghiệm về giấc ngủ trên chuột. Kết quả, ông phát hiện nếu chuột bị tước đi giấc ngủ, chúng sẽ chết sau 2 - 3 tuần.

Dù chưa có bất kỳ thí nghiệm nào trên người chứng minh việc thiếu ngủ trực tiếp gây ra tử vong, nhưng một thí nghiệm hồi năm 1965 của cậu thiếu niên người Mỹ Randy Gardner - lúc đấy 16 tuổi, đã cho thấy việc thiếu ngủ quá mức sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho cơ thể.

Cụ thể, Gardner đã tiến hành tự thí nghiệm trên bản thân - liên tục không ngủ trong 264,4 giờ (hơn 11 ngày), với sự hỗ trợ giám sát của tiến sĩ William Dement - chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ từ Đại học Stanford (Mỹ).

Kết quả, vào ngày thứ 2 không ngủ, Gardner cảm thấy mắt mờ, mất dần khả năng nhận diện đồ vật bằng xúc giác... Sau 4 đêm thức trắng, cậu bắt đầu khó tập trung, bị ảo giác, trở nên cáu kỉnh. Vào ngày thứ 6, giọng nói của Gardner chậm hơn, và đến ngày thứ 7, cậu bắt đầu nói lắp bắp, trí nhớ kém đi rõ rệt. Vào ngày thứ 10 và 11 của cuộc thí nghiệm, Gardner mất khả năng biểu hiện cảm xúc qua nét mặt và giọng nói, khả năng chú ý và trí nhớ bị sụt giảm đáng kể.

Số liệu từ Cơ quan Quản trị an toàn lưu thông đường bộ quốc gia Mỹ và Thư viện Y học quốc gia Mỹ cho hay: Mặc dù tình trạng thiếu ngủ có thể không trực tiếp gây tử vong, tuy nhiên nó khiến con người đối diện nhiều nguy cơ tai nạn, trong đó đáng kể là tai nạn giao thông và tai nạn lao động.

Ngoài ra, việc mất ngủ kéo dài cũng làm tăng nguy cơ phát triển một số loại bệnh bao gồm bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường loại 2 và một số dạng ung thư, theo chuyên trang Medical News Today.

Theo thanhnien