leftcenterrightdel
Thịt bị ô nhiễm, nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Đồ họa: Thiện Nhân 

 

Nguyên nhân làm gia tăng bệnh

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí One Health cho thấy, hơn nửa triệu ca UTI ở Hoa Kỳ mỗi năm có thể do các chủng vi khuẩn E.coli có trong nhiều sản phẩm thịt gây ra.

Theo tác giả nghiên cứu cấp cao, TS. Lance Price - đồng Giám đốc của Trung tâm Hành động Kháng kháng sinh và là Giáo sư về sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại Đại học George Washington (Hoa Kỳ), nhóm nghiên cứu đã kiểm tra DNA của gần 1.200 mẫu E.coli lấy từ nước tiểu và máu của những người bị nhiễm bệnh, cũng như DNA của hơn 1.900 mẫu E.coli từ thịt sống bao gồm thịt gà, thịt lợn.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, khoảng 8% trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu có thể do vi khuẩn E.coli từ thịt gây ra, dẫn đến 640.000 ca nhiễm trùng tiểu mỗi năm.

Về vấn đề này, Tiến sĩ Suri Raju V - chuyên gia về tiết niệu, Giám đốc Bệnh viện Regal Super Speciality Bengaluru (Ấn Độ) - cho biết, việc tiêu thụ gia cầm chưa nấu chín hoặc chế biến không đúng cách có thể đưa những vi khuẩn này vào ruột, nguy cơ lây lan đến đường tiết niệu", ông Suri Raju V lưu ý.

Ngoài ra, các sản phẩm thịt lợn cũng bị coi là tác nhân mang các chủng E.coli kháng nhiều loại thuốc. Nghiên cứu cho thấy, sự phổ biến của các chủng này trong thịt lợn có thể liên quan đến việc sử dụng rộng rãi kháng sinh trong chăn nuôi lợn.

Sự di chuyển của vi khuẩn từ ruột đến đường tiết niệu

Tiến sĩ Suri Raju V phân tích về hành trình của vi khuẩn gây UTI từ thực phẩm bị ô nhiễm đến bàng quang bao gồm một số bước chính:

Tiêu hóa và xâm nhập: Tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm sẽ đưa vi khuẩn E.coli gây bệnh đường tiết niệu (UPEC) vào đường tiêu hóa. Những vi khuẩn này bám vào niêm mạc ruột.

Chuyển vị và xâm nhập niệu đạo: UPEC có thể chuyển vị từ ruột đến vùng tầng sinh môn thông qua nhiễm phân. Từ đó, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo, đặc biệt là ở phụ nữ.

Sự bám dính: UPEC có các fimbriae (phần phụ giống như tóc) và chất kết dính chuyên biệt cho phép chúng bám vào các tế bào biểu mô niệu quản lót đường tiết niệu. Sự bám dính này ngăn không cho chúng bị rửa trôi ra ngoài cùng với nước tiểu và cho phép chúng gây nhiễm trùng.

Xâm lấn và viêm: Vi khuẩn sau đó xâm lấn niêm mạc bàng quang, gây ra phản ứng viêm và gây ra các triệu chứng đặc trưng của UTI.

Cách xử lý thực phẩm an toàn

Nấu chín kỹ: Nấu chín thịt gia cầm và thịt sẽ tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn có hại.

Phòng ngừa lây nhiễm chéo: Sử dụng thớt và đồ dùng riêng cho thịt sống và các loại thực phẩm khác, cùng với việc rửa tay kỹ sau khi chế biến thịt sống sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo.

Làm lạnh: Làm lạnh nhanh các loại thực phẩm dễ hỏng dưới 40°F (4°C) sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn và kéo dài thời hạn sử dụng.

Theo laodong