leftcenterrightdel
Sử dụng đường cát để chữa nấc cụt là phương phát truyền thống lâu đời và được khoa học chứng minh về tính hiệu quả. Ảnh AI - Ngọc Thùy 

Nấc cụt là biểu hiện thông thường, xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng. Khi cơ hoành bị co thắt, dây âm thanh sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc trưng của nấc cụt.

Ngăn nấc cụt bằng đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy các kết quả khác nhau của đường đối với chứng nấc cụt. Trong đó, một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) chỉ ra rằng, đường thực sự có thể giúp giảm bớt nấc cụt trong một số trường hợp, bằng cách kích thích dây thần kinh phế vị.

Tuy nhiên, đây không phải là cách chữa khỏi hoàn toàn và duy nhất, bởi phản ứng của mỗi cá nhân có thể khác nhau.

Cách sử dụng đường để chữa nấc

Tất cả những gì bạn cần là chuẩn bị một thìa đường cát. Bạn chỉ cần nuốt đường mà không nhai. Hãy để nó tan dần trong miệng và dành vài phút để xem cơn nấc có giảm bớt không.

Phương pháp này được biết đến như một cách chữa truyền thống và được nhiều người sử dụng để ngăn những cơn nấc cụt.

Một số biện pháp chữa nấc hiệu quả khác

Mặc dù đường có tác dụng đối với một số người nhưng nó không phải là phương pháp chữa nấc duy nhất. Dưới đây là một số phương pháp khác mà bạn có thể thử:

Nín thở: Hít một hơi thật sâu, nín thở càng lâu càng tốt rồi từ từ thở ra. Lặp lại một vài lần.

Nhấm nháp nước lạnh: Nhấm nháp nước lạnh có thể giúp làm dịu cơ hoành.

Súc miệng bằng nước lạnh: Cách này giúp kích thích dây thần kinh phế vị và ngừng nấc.

Lưu ý

Trong thế giới các phương pháp chữa nấc, thủ thuật lâu đời là sử dụng đường có một số bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, nó không phải là một phương pháp chữa trị được đảm bảo và những gì hiệu quả với người này có thể không tác dụng với người khác.

Để ngăn chặn những cơn nấc bất ngờ ập tới, ngoài việc áp dụng một số phương pháp nêu trên, bạn nên đi khám, vì đôi khi nấc là nấu hiệu của bệnh lý nào đó dẫn đến kích thích cơ hoành, chẳng hạn như bệnh màng phổi, viêm phổi, viêm gan, rối loạn dạ dày, thực quản...

Theo laodong