leftcenterrightdel
 

Uống rượu

Vào mùa đông, các loại rượu được ưa chuộng, nhiều người có thói quen uống cho ấm. Nhưng trên thực tế, rượu không những không làm ấm cơ thể mà còn gây hại cho gan.

Gan là cơ quan chính phải lọc và đào thải độc tố từ rượu ra khỏi cơ thể. Rượu khi vào tới gan sẽ hình thành nên chất Acetaldehyd gây độc cho tế bào gan. Lúc này gan sẽ sản sinh là các enzyme để chuyển hóa chất này thành Acetat ít độc hơn và dễ đào thải ra ngoài cơ thể.

Việc sử dụng một lượng lớn rượu sẽ khiến cho gan bị quá tải. Điều này dẫn tới gan không đủ sức đào thải hết độc tố ra ngoài. Hơn nữa, việc tập trung đào thải độc tố trong rượu cũng khiến gan “xao nhãng” các chức năng khác, làm ảnh hưởng tới hoạt động của gan.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến những người nghiện rượu bia có nguy cơ mắc các bệnh lý về gan cao hơn bình thường. Do đó không có cái gọi là lượng rượu an toàn. Càng uống rượu, bạn càng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ

leftcenterrightdel
 

Thói quen tự ý mua và lạm dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc tự điều trị có thể gây ra tình trạng tổn thương hoặc nhiễm độc gan. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện như vàng da, chán ăn, suy nhược… trong quá trình sử dụng, bạn nên ngừng thuốc và đến thăm khám, xét nghiệm tại các cơ sở y tế sớm nhất.

Tạm biệt ngay những thói quen trên đây, bạn không chỉ bảo vệ lá gan - “nhà máy lọc” quan trọng của cơ thể mà còn duy trì một nhịp sống lành mạnh, dẻo dai để tận hưởng cuộc sống.

Đồ uống có đường

Lượng đường cao là nguyên nhân quan trọng gây béo phì và tích tụ triacylglycerol trong gan. Do đó, thường xuyên uống đồ uống có đường rất dễ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.

Theo Tạp chí Y khoa Quốc tế Hepatology, chất béo dư thừa sẽ được lưu trữ trong các tế bào gan và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tại Mỹ, có tới 30% số người trưởng thành mắc tình trạng này. Gan nhiễm mỡ không do rượu được coi là “mối quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới”.

Thức khuya

Khi nhắc đến mối nguy hiểm của việc thức khuya, nhiều người cho rằng đó chỉ là sự bơ phờ, làn da kém sắc và quầng thâm dưới mắt. Thực tế, tác hại của việc thức khuya còn nhiều hơn thế.

Sau 11 giờ tối là khoảng thời gian quan trọng để gan tự phục hồi. Lúc này, nếu bạn vẫn còn thức, gan sẽ không được nghỉ ngơi sẽ khiến lượng máu đến gan thiếu hụt, khiến các tế bào gan bị tổn thương khó phục hồi và xấu đi.

Thiếu ngủ cũng khiến gan không xử lý chất béo hiệu quả. Từ đó có thể gây tích tụ chất béo dư thừa trong gan gây gan nhiễm mỡ và một loạt các vấn đề sức khỏe khác.

Thói quen lười uống nước

Theo các chuyên gia, vào mùa đông nhiều người rất lười uống nước, hậu quả của việc này là cơ thể không nạp đủ nước, không thể chuyển hóa "chất thải" trong cơ thể một cách tốt nhất, nên dễ gây ra những tổn hại cho cơ quan nội tạng, trong đó có gan.

Nước giúp loại bỏ mọi chất thải ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa chất độc tích tụ trong cơ thể và làm tổn thương gan. Uống nước thường xuyên làm cho máu loãng hơn, giúp gan dễ dàng lọc và thải bỏ độc tố.

Theo giaoducthoidai