leftcenterrightdel
 Bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng cho trẻ khi mới bắt đầu ăn. Ảnh:Verywellhealth

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể, thường chống lại nhiễm trùng, coi thực phẩm là kẻ xâm lược. Điều này dẫn đến phản ứng dị ứng.

Ngay cả khi các phản ứng trước đó là nhẹ, người bị dị ứng thực phẩm luôn có nguy cơ bị phản ứng tiếp theo đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ nhỏ, bị dị ứng thực phẩm phải tránh hoàn toàn các thực phẩm có vấn đề.

Thực phẩm gây dị ứng

Theo Healthy Children, trẻ có thể dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào, nhưng khoảng 90% trường hợp dị ứng thực phẩm là do những loại thực phẩm dưới đây:

Sữa bò

Dị ứng với sữa bò là một trong những tình trạng quá mẫn cảm phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, có thể vì đây là loại protein lạ đầu tiên mà nhiều trẻ sơ sinh ăn vào với số lượng lớn như vậy, đặc biệt nếu trẻ bú bình.

Nếu bị dị ứng sữa bò, đôi khi, ngay cả trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng có thể bị đau bụng hoặc chàm cho đến khi sữa và thực phẩm từ sữa được loại bỏ khỏi chế độ ăn của người mẹ.

Trứng

Trẻ em bị dị ứng với trứng chủ yếu phản ứng với protein trong lòng trắng trứng. Tuy nhiên, vì lòng đỏ trứng thường có thể bị nhiễm lòng trắng trứng, sẽ an toàn hơn cho trẻ bị dị ứng trứng nếu tránh trứng hoàn toàn.

Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, vì vậy, nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm này, cha mẹ có thể thay thế bằng những loại giàu protein khác như thịt cá, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và các loại đậu.

Đậu phộng

Khi trẻ bị dị ứng đậu phộng, hệ thống miễn dịch của cơ thể, thường chống lại nhiễm trùng, sẽ phản ứng thái quá với protein trong đậu phộng. Nếu trẻ uống hoặc ăn một sản phẩm có chứa đậu phộng, cơ thể sẽ nghĩ rằng những protein này là kẻ xâm lược có hại. Hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách làm việc rất chăm chỉ để chống lại chúng. Điều này gây ra phản ứng dị ứng.

Các loại hạt

Dị ứng với các loại hạt - quả óc chó, quả hồ đào, hạt điều, hạnh nhân, tất cả loại hạt có vỏ cứng - có thể nghiêm trọng như dị ứng đậu phộng. Cha mẹ nên thông báo cho người chăm sóc, giáo viên, bạn bè và các thành viên trong gia đình biết rằng con bạn phải tuyệt đối tránh tất cả sản phẩm dù chỉ là một chút hạt nào đó. Điều này là do dị ứng hạt nói chung là nghiêm trọng nhất trong tất cả loại dị ứng thực phẩm.

Đậu nành

Đây là thực phẩm không tương thích với một số trẻ em có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Đậu nành dễ gây mất cân bằng nội tiết tố, do đó nó gây khó tiêu cho một số trẻ. Trẻ bú sữa công thức đậu nành, giống sữa bò, có thể bị phát ban, sổ mũi, thở khò khè, tiêu chảy hoặc nôn mửa do dị ứng với protein đậu nành. Trẻ em bị dị ứng đậu nành có thể tiêu thụ dầu đậu nành vì nó chứa ít protein.

Lúa mì

Dị ứng lúa mì thường gặp ở trẻ em và nguyên nhân là cơ thể bé không tiêu hóa được chất gluten, thành phần protein được tìm thấy trong lúa mì dễ gây dị ứng. Lúa mì là loại ngũ cốc thường gây dị ứng nhất, nhưng ngay cả như vậy, nó vẫn là loại thực phẩm gây dị ứng hiếm gặp.

Động vật có vỏ

Với hệ tiêu hóa còn non yếu, trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, rất dễ bị dị ứng với các động vật có vỏ như cua, ốc, tôm… Một số trẻ chỉ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng cũng có trẻ bị suốt cả đời.

leftcenterrightdel
 Rất nhiều thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ như đậu phộng, lúa mì, trứng... Ảnh:Siemenshealthineers.

Triệu chứng dị ứng ở trẻ

Theo Hopkins Medicine, các triệu chứng dị ứng có thể bắt đầu trong vòng vài phút đến một giờ sau khi ăn thực phẩm. Mỗi đứa trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:

  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Chuột rút.
  • Phát ban.
  • Sưng tấy.
  • Ngứa hoặc sưng môi, lưỡi hoặc miệng.
  • Ngứa hoặc tức cổ họng.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Hạ huyết áp.

Theo Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, không cần nhiều thức ăn để gây ra phản ứng nghiêm trọng ở những người bị dị ứng nặng. Trên thực tế, chỉ 1/44.000 hạt đậu phộng có thể gây ra phản ứng dị ứng cho những trẻ bị dị ứng nặng.

Các triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể giống với những vấn đề hoặc tình trạng y tế khác. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để trẻ được chẩn đoán chính xác.

Phòng ngừa dị ứng thực phẩm cho trẻ

Không thể ngăn chặn sự phát triển của dị ứng thực phẩm, nhưng có thể làm chậm lại tình trạng này ở trẻ sơ sinh bằng cách:

- Nếu có thể, hãy cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

- Không cho trẻ ăn thức ăn đặc cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên.

- Tránh sữa bò, lúa mì, trứng, đậu phộng và cá trong năm đầu đời của trẻ.

Nếu con bạn bị dị ứng một hoặc nhiều loại thực phẩm, việc đi ăn ngoài có thể là thách thức. Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ đưa ra những mẹo sau để đối phó với dị ứng thực phẩm khi gia đình bạn ra ngoài ăn:

- Hiểu rõ những thành phần có trong thực đơn tại nhà hàng nơi gia đình bạn định ăn. Khi có thể, hãy lấy thực đơn từ nhà hàng trước và xem các món trong thực đơn.

- Cho người phục vụ biết từ đầu về tình trạng dị ứng thực phẩm của con bạn. Họ sẽ biết chuẩn bị món ăn như thế nào.

- Tránh phục vụ theo kiểu tiệc tự chọn hoặc kiểu gia đình, vì thực phẩm có thể bị nhiễm chéo do sử dụng cùng dụng cụ cho các món ăn khác nhau.

- Tránh thực phẩm chiên, vì cùng một loại dầu có thể được sử dụng để chiên nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Theo zingnews