1. Nguyên nhân gây đau thắt lưng

‏Theo ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng khoa Nội Thận Khớp, Bệnh viện 19-8, các vấn đề về thần kinh hoặc cơ, bệnh thoái hóa đĩa đệm, bệnh lý tại cột sống… có thể dẫn đến đau thắt lưng. ‏

‏Ngoài ra, khoảng 85-90% các trường hợp đau lưng vô căn với cường độ từ nhẹ đến nặng. Một số khác có thể bị đau lưng sau tai nạn, chấn thương thể thao hoặc mang vác vật nặng, ngồi sai tư thế… ‏

‏Thông thường, cơn đau thắt lưng thường mang tính chất cơ học, nghĩa là người bệnh cảm thấy đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Nếu cơn đau lưng diễn ra, cần tìm ra nguyên nhân gây đau và chủ động khắc phục, phòng ngừa. Trường hợp đau lưng không cải thiện, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.‏

photo-1689762980447

‏Đau thắt lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.‏

2. Các thuốc trị đau thắt lưng

‏Người đau thắt lưng có thể thực hiện một số bài tập giúp giảm đau lưng hoặc lựa chọn các liệu pháp điều trị như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu… Khi đã áp dụng những phương pháp này mà tình trạng đau không cải thiện, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc. ‏

‏Lưu ý, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo dùng đúng chỉ định và liều lượng. Cẩn trọng với các tác dụng phụ của thuốc, vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh trung ương, gây buồn ngủ hoặc ảnh hưởng đến dạ dày.‏

2.1. Thuốc giảm đau không kê đơn

‏Các thuốc giảm đau không kê đơn bao gồm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) và ‏‏acetaminophen (‏‏paracetamol)‏‏ ‏‏có thể được sử dụng để giảm đau thắt lưng. Trong đó, một số ví dụ cho nhóm NSAID bao gồm naproxen, aspirin, ibuprofen, meloxicam, diclofenac…‏

‏ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Trang cảnh báo, lạm dụng thuốc giảm đau acetaminophen có thể gây nguy hại cho gan, dẫn đến tổn thương gan, thậm chí suy gan. Do đó, không được sử dụng thuốc với đồ uống có cồn và dùng quá liều khuyến cáo.‏

‏Thuốc giảm đau chống viêm không steroid có thể gây tác dụng phụ trên dạ dày. Vì vậy, cần cẩn trọng khi dùng cho người lớn tuổi hoặc người có tiền sử viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Ngoài ra, thuốc có thể gây tác dụng phụ trên thận đối với người đang sử dụng thuốc lợi tiểu, tăng huyết áp, có bệnh tim mạch hoặc đã mắc bệnh thận sẵn. ‏

2.2. Thuốc giảm đau kê đơn

‏ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Thu Trang cho biết, thuốc giảm đau kê đơn hoặc thuốc giãn cơ thường được bác sĩ chỉ định khi acetaminophen và NSAID không có hiệu quả giảm đau. Các thuốc giảm đau kê đơn thường được sử dụng hiện nay bao gồm:‏

  • ‏Morphine thường chỉ định dùng trước và sau khi phẫu thuật.‏
  • ‏Oxycodone dùng để giảm đau ở mức độ trung bình đến nặng.‏
  • ‏Codein thường được kê đơn phối hợp với paracetamol hoặc thuốc giảm đau không opioid khác để giảm đau mức độ nhẹ và vừa.‏
  • ‏Hydrocodone giúp giảm đau trong trường hợp đau vừa đến nặng, thường phối hợp với paracetamol hoặc thuốc giảm đau không opioid khác.‏
  • ‏Tramadol là thuốc giảm đau phối hợp với thành phần chứa paracetamol 325mg và tramadol 37,5mg.‏

‏Nếu cần sử dụng thuốc giảm đau kê đơn, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có thể gây rất nhiều tác dụng phụ. Một số thuốc gây buồn ngủ khi sử dụng, do đó khi đã uống thuốc cần tránh lái xe, điều khiển máy móc…

2.3. Thuốc giãn cơ

‏Thuốc giãn cơ thường chỉ được kê cho các tình trạng đau thắt lưng cấp tính do các nguyên nhân như bong gân hoặc căng cơ. Những vết rách ở gân hoặc cơ này là kết quả của việc vặn hoặc mang vác vật nặng.

Một số loại thuốc giãn cơ có thể kể đến:

  • ‏Methocarbamol có tác dụng giảm đau khá hiệu quả đối với hầu hết trường hợp đau thắt lưng cấp tính. Ưu điểm của methocarbamol là giá thành rẻ và ít an thần hơn các lựa chọn khác, như cyclobenzaprine và carisoprodol.‏
  • ‏Cyclobenzaprine cũng là lựa chọn hàng đầu cho chứng đau thắt lưng cấp tính. Tuy nhiên thuốc gây buồn ngủ, do đó nếu dùng ban ngày có thể chia đôi liều theo hướng dẫn của bác sĩ để bớt buồn ngủ. ‏
  • ‏Carisoprodol là thuốc giãn cơ chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, bởi chưa có bằng chứng cho thấy hiệu quả khi dùng lâu dài. Thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt và không nên dùng cho người trên 65 tuổi. ‏
  • ‏‏‏‏‏‏‏‏‏‏‏‏‏‏‏Metaxalone hoạt động tốt như cyclobenzaprine và carisoprodol với ít tác dụng phụ hơn và ít an thần hơn các thuốc nêu trên.hược huốc này là giá thành cao. ‏

‏Tùy vào từng nguyên nhân cũng như tình trạng đau thắt lưng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Cần đảm bảo tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và chỉ dùng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, một số mẹo để tối ưu hóa hiệu quả điều trị đau thắt lưng như:‏

  • ‏Chườm đá hoặc chườm nóng có thể giúp giảm đau lưng.‏
  • ‏Thực hiện các động tác kéo giãn và bài tập tăng cường sức mạnh để giữ cho cơ bắp linh hoạt. Tránh các hoạt động có thể làm trầm trọng thêm cơn đau của bạn.‏
  • ‏Cân nhắc tham gia một chương trình vật lý trị liệu nếu cần thiết.‏
  • ‏Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc thông thường hoặc không kê đơn nào mà bạn đang dùng. Có thể có nguy cơ tương tác có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng với các thuốc giảm đau thắt lưng.

Theo suckhoedoisong.vn