leftcenterrightdel
 Tiêu và ớt là gia vị phổ biến có trong các món ăn Việt Nam. Ảnh: Freepik

Từ lâu, các gia vị và thảo mộc được dùng trong ẩm thực giúp tăng khẩu vị món ăn, có tác dụng tích cực đến sức khỏe. Chế độ ăn uống đủ chất, kiểm tra sức khỏe định kỳ và sinh hoạt lành mạnh giúp phòng ung thư. Các thảo mộc và gia vị gần gũi, dễ bổ sung vào bữa ăn hằng ngày dưới đây theo các nghiên cứu có thể hỗ trợ đẩy lùi ung thư.

Nghệ

Củ nghệ có chứa chất curcumin có tác dụng chống viêm. Hợp chất có tác động tích cực đến ngăn ngừa ung thư, bằng cách đánh bật các lưới mạch máu nuôi các tế bào ung thư. Củ nghệ tươi có hương vị nhẹ, dễ chịu, thường dùng làm gia vị thêm vào món súp, canh hoặc dùng làm kem bôi chữa lành vết thương, sẹo ngoài da.

Tỏi

Tỏi chứa hợp chất organosulfur có đặc tính tăng cường miễn dịch và giúp giảm hoặc cản trở sự phát triển của khối u trong cơ thể. Tỏi có hương vị đậm đà, thường dùng thêm vào rau hoặc thịt tăng khẩu vị và có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Gừng

Gừng tươi và gừng khô đều chứa chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm. Gừng có vị nồng, là một loại thảo mộc đa năng. Bạn có thể thêm lượng nhỏ gừng vào món sinh tố, nước trái cây, trà, nước thơm hoặc thêm vào các món ăn hằng ngày.

Ớt

Nghiên cứu tại Đại học California chứng minh hợp chất capsaicin tạo vị cay có trong ớt có tính chống oxy hóa cao, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu cũng cho thấy hợp chất capsaicin có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Bạn có thể dùng bột ớt như một gia vị thêm vào món chà bông, trứng hay các món ăn ưa thích. Người có vấn đề dạ dày và viêm loét vùng họng nên cân nhắc khi dùng ớt vào bữa ăn.

Tiêu đen và tiêu allspice

Một nghiên cứu công bố trên tờ Nghiên cứu và Điều trị Ung thư vú (Mỹ) cho thấy, dùng hạt tiêu đen cùng với nghệ có thể giúp ức chế sự phát triển các tế bào gốc ung thư của các khối u vùng vú. Allspice là một loại gia vị khác, thuộc họ tiêu cũng có đặc tính chống viêm tốt. Gia vị này có vị cay nồng, ấm thường dùng phổ biến trong súp, trà Thái, bánh quy gừng và các món ăn mặn.

Nghệ tây

Trong saffron có chứa các carotenoid hòa tan trong nước được gọi là crocins, hỗ trợ ức chế sự phát triển của khối u và làm chậm quá trình tiến triển của ung thư. Saffron thường được sử dụng với liều lượng nhỏ, trong món cơm, món cà ri, bánh ngọt....

Hoa oải hương

Một số nghiên cứu khoa học xác định các đặc tính hữu ích có trong hoa oải hương có thể phòng bệnh ung thư. Hợp chất POH có trong hoa oải hương được cho biết có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh nhân bị u thần kinh đệm tái phát. Hoa oải hương ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, được dùng trong các món tráng miệng và trà.

Lá húng quế

Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, lá húng quế chứa hàm lượng flavonoid cao, là một trong các lá thảo mộc cũng có đặc tính oxy hóa và kháng viêm tốt, giúp phòng ung thư. Thảo mộc này được dùng phổ biến trong các món xào, cà ri, trộn cùng trong món salad, nước xốt.

Lá hương thảo

Hương thảo rất giàu hợp chất phytochemical có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường chức năng hệ miễn dịch và có đặc tính chống oxy hóa cao. Cũng theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, dùng lá hương thảo tươi có thể hạn chế việc sản xuất các hormone liên quan đến hình thành các gốc tự do gây ung thư. Hương thảo có vị ngọt, mùi thơm dễ chịu và thường được dùng làm gia vị ướp trong nhiều món ăn như các món gia cầm kết hợp cùng dầu olive.

 
leftcenterrightdel
Hương thảo có vị ngọt, mùi thơm dễ chịu và có đặc tính phòng ung thư hiệu quả. Ảnh: Freepik 

Cỏ xạ hương

Trong thyme cũng chứa nhiều hợp chất phytochemical, có công dụng bảo vệ cơ thể khỏi các chứng sưng viêm, có đặc tính chống oxy hóa cao. Thyme thường được dùng thêm vào nước sốt, súp và món hầm, bánh mì thủ công và các món salad. Thyme dùng được toàn bộ cành gồm lá và thân.

Lá bạc hà

Bạc hà có chứa perillyl, được chứng minh trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Dùng bạc hà cũng hỗ trợ giảm các vấn đề tiêu hóa mà nhiều bệnh nhân ung thư thường gặp phải trong quá trình điều trị. Bạn còn có thể dùng trà bạc hà hoặc kẹo bạc hà để cảm giác buồn nôn. Hai dạng phổ biến của bạc hà là peppermint và spearmint, được dùng tạo hương vị trong đa dạng món ngọt, mặn như món tráng miệng, salad, trái cây, sinh tố và nước xốt.

Rau kinh giới cay

Hàm lượng carvacrol cao có trong rau oregano có thể hạn chế sự lây lan các tế bào ung thư. Hợp chất này hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên cho cơ thể thường được dùng trong các món phong cách Âu như pizza, mì ống. Oregano có họ gần với bạc hà.

Mùi tây

Lá basil thường được dùng trang trí món ăn hoặc dùng trong các món súp, món hầm hay trộn salad. Trong basil chứa apigenine đóng vai trò kháng viêm cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bệnh lý ung thư.

Bên cạnh lưu ý xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, bạn thực hiện thói quen sống khỏe như năng vận động, tránh hút thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn... giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư.

Theo vnexpress